Nữ nhà văn thoát ly khỏi nỗi đau tật nguyền
Một người con gái đến từ miền quê nghèo Thanh Hóa, lại mang trong mình di chứng của căn bệnh sốt bại liệt khi mới lên năm tuổi. Nhưng chị vẫn sống tốt và khẳng định được tên tuổi của mình.
Sinh ra tại miền quê nghèo, lại khuyết tật từ nhỏ, nhưng Trần Thị Ngọc Lan vẫn có đủ nghị lực sống và viết để nuôi ước mơ và cao hơn nữa là trở thành một con người có ích cho xã hội. Trần Thị Ngọc Lan là một biên tập viên, một nhà văn xuất sắc trên văn đàn. Nhưng có ai nghĩ rằng chị đã phấn đầu rất nhiều cho bước chân của mình thêm vững để có được thành quả như hôm nay. Một người con gái đến từ miền quê nghèo Thanh Hóa, lại mang trong mình di chứng của căn bệnh sốt bại liệt khi mới lên năm tuổi. Nhưng chị vẫn sống tốt và khẳng định được tên tuổi của mình.
Đường đời trắc trở
Cha mất sớm, mẹ già yếu. Chị gái cũng rời xa bởi một căn bệnh quái ác không qua khỏi.
Nỗi đau gia thế và nỗi buồn cuộc đời đè nặng lên đôi vai của chị. Thật sự đó là điều mất mát lớn đối với một người con gái. Ngồi trò chuyện với chị trong căn phòng vẻn vẹn khoảng 2,5 m2 thiếu thốn đủ thứ đối với một cuộc sống sinh hoạt bình thường ngoại trừ một thứ là sách khiến tôi đau xót. Nhưng với chị, cuộc sống trên đời chỉ là tạm bợ, Trần Thị Ngọc Lan không coi trọng đến những thứ vật chất bình thường. Điều mà chị quan tâm đến chỉ là văn chương mà thôi.
Nói về con đường sự nghiệp của mình cho đến nay, Trần Thị Ngọc Lan “Coi đó là một điều kì diệu”. Chị coi cuộc sống của chị là một chuỗi những đau khổ đã được xếp sẵn. Chị quyết tâm dùng hết nghị lực của mình để bẻ gãy từng “mắt xích đau khổ” đó để tự vươn lên, và từng bước chị đã làm được điều đó. Năm 16 tuổi Ngọc Lan cho ra tác phẩm đầu tay “Ánh sao rơi” để khẳng định niềm đam mê văn chương của mình. Đó là niềm hạnh phúc, là một sự khởi đầu quan trọng.
Sinh ra tại miền quê nghèo, lại khuyết tật từ nhỏ, nhưng Trần Thị Ngọc Lan vẫn có đủ nghị lực sống và viết để nuôi ước mơ và cao hơn nữa là trở thành một con người có ích cho xã hội. Trần Thị Ngọc Lan là một biên tập viên, một nhà văn xuất sắc trên văn đàn. Nhưng có ai nghĩ rằng chị đã phấn đầu rất nhiều cho bước chân của mình thêm vững để có được thành quả như hôm nay. Một người con gái đến từ miền quê nghèo Thanh Hóa, lại mang trong mình di chứng của căn bệnh sốt bại liệt khi mới lên năm tuổi. Nhưng chị vẫn sống tốt và khẳng định được tên tuổi của mình.
Đường đời trắc trở
Cha mất sớm, mẹ già yếu. Chị gái cũng rời xa bởi một căn bệnh quái ác không qua khỏi.
Nỗi đau gia thế và nỗi buồn cuộc đời đè nặng lên đôi vai của chị. Thật sự đó là điều mất mát lớn đối với một người con gái. Ngồi trò chuyện với chị trong căn phòng vẻn vẹn khoảng 2,5 m2 thiếu thốn đủ thứ đối với một cuộc sống sinh hoạt bình thường ngoại trừ một thứ là sách khiến tôi đau xót. Nhưng với chị, cuộc sống trên đời chỉ là tạm bợ, Trần Thị Ngọc Lan không coi trọng đến những thứ vật chất bình thường. Điều mà chị quan tâm đến chỉ là văn chương mà thôi.
Nói về con đường sự nghiệp của mình cho đến nay, Trần Thị Ngọc Lan “Coi đó là một điều kì diệu”. Chị coi cuộc sống của chị là một chuỗi những đau khổ đã được xếp sẵn. Chị quyết tâm dùng hết nghị lực của mình để bẻ gãy từng “mắt xích đau khổ” đó để tự vươn lên, và từng bước chị đã làm được điều đó. Năm 16 tuổi Ngọc Lan cho ra tác phẩm đầu tay “Ánh sao rơi” để khẳng định niềm đam mê văn chương của mình. Đó là niềm hạnh phúc, là một sự khởi đầu quan trọng.
Nhà văn , biên tập viên Nhà xuất bản Văn học Trần Thị Ngọc Lan |
Tốt nghiệp xong cấp III những tưởng được thỏa trí nguyện thi vào đại học để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp viết văn Trần Thị Ngọc Lan lại nghe tin “sét đánh”: không đủ tiêu chuẩn dự thi đại học.Chị dùng hết sự can đảm và nỗi lòng của mình dãi bày trong lá thư gửi đến Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo lúc bấy giờ. Kết quả sau thời gian chờ hồi âm, Trần Thị Ngọc Lan được đặc cách vào học tại trường viết văn Nguyễn Du nơi mà chị hằng mong ước.
Từ những thành công đạt được, Trần Thị Ngọc Lan tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ hoài bão của mình. Đến nay nhà văn trẻ đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ. Không chỉ trở thành biên tập viên giỏi của Nhà xuất bản Văn học mà chị còn có nhiều giải thưởng cho những đóng góp của mình với nền văn học nước nhà.
Hoàn cảnh chi phối văn chương
Những người yêu văn chương khi đến với các tác phẩm của Trần Thị Ngọc Lan đều có chung một cảm nhận đó là nỗi buồn man mác. Người ta ít bắt gặp trong đó những tiếng cười, những hơi thở nhộn nhịp của cuộc sống. Đối với chị đó cũng là điều đương nhiên, từ số phận, gia đình và cuộc sống đi lên mà nó như vậy. Mỗi ngày qua đi chị thấy được sự tĩnh tại của cuộc đời, thấy được nhiều thứ ẩn sâu trong nỗi đau con người để mình viết ra.
Hỏi về mối liên hệ giữa văn chương và con người, chị chia sẻ: “Tôi yêu văn chương từ nhỏ coi văn chương là lẽ sống. Tôi cảm nhận được sự chi phối, bổ sung qua lại giữa con người tôi với văn chương, hai thứ đó có sự giao thoa cộng hưởng trong tâm hồn. Khi mình mới bước vào con đường văn chương hay đang đi trên đó mà mình không rõ lối đi thì mình thấy văn chương là nguồn cảm hứng cho tâm hồn qua mỗi sáng tác. Đến khi tâm hồn mạnh mẽ lên mình phải đứng ở vị trí là người sáng tạo để hiểu rõ giá trị của văn hóa, mục đích ý nghĩa sống của mỗi con người. Từ những hiểu biết tìm tòi quan sát đó đem nó soi vào văn chương, làm chủ văn chương”.
Nhân vật trong văn Ngọc Lan luôn là con người đau khổ. Chị cho người đọc thấy được sự khổ đau và đi tìm nguyên cớ của nó. Đào sâu tìm kiếm hạnh phúc đích thực của họ là gì, lí do khiến họ chưa tìm được hạnh phúc riêng cho mình. Để từ đó vạch ra cho người ta thấy được điều mà mình đã và đang phải trải qua và rồi tự sửa đổi bản thân. Thay đổi nhận thức tự giải thoát cho chính mình hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Văn chương với đời sống
Nhà văn Nam Cao từng nói: “một người đau chân bao giờ cũng nghĩ đến cái chân đau của mình” nhưng với nhà văn Trần Ngọc Lan chị lại có suy nghĩ khác. "Đối với các nhà văn bây giờ phải thoát ra khỏi điều đó. Xã hội hiện nay rất nhiều người bị “đau chân” và cũng có rất nhiều người bị chìm đắm trong “cái chân đau” của mình". Với chị, nhà văn phải có lòng quyết tâm để thoát ly khỏi những đau khổ đó.
Một số tác phẩm của nhà văn Trần Thị Ngọc Lan |
Đối với đời sống, văn chương thể hiện một sự sâu thẳm. Phải có con mắt tinh đời cộng với suy nghĩ sâu sắc hoặc có một nỗi đau thấm thía mới có thể nhận ra điều đó. Nhiều bạn văn, nhiều nhà phê bình nhận xét về văn của Trần Ngọc Lan là đi từ hiện thực đến lãng mạn rồi đến tượng trưng nhưng đối với chị, điều mà chị tâm đắc nhất là: “Viết một tác phẩm hay, “đa thanh” là thể hiện đúng tâm hồn con người mà đỉnh cao là tình người. Cũng có lần tôi nghĩ văn chương phải chiến đấu với thực tại và tôi đã quay về với thực tại để xem xét nhưng về lối đi cơ bản, tôi thích lối viết huyền thoại”.
Tập thơ “Mắt đá” là một trong những chứng minh cụ thể. Nó là một sự huyền bí, là nụ cười hóm hỉnh, là một cái gì đó như sương khói trong tâm hồn chị ùa ra ám ảnh tâm hồn con người.
“Tôi không đồng ý với các nhà văn trẻ bây giờ sáng tác chỉ quan tâm đến bề nổi của văn chương”. Cũng như vậy, với chị, văn chương đích thực là văn chương quan tâm đến số phận con người, đến chiều sâu của nhân cách. Sự nhân văn và tình yêu cuộc sống đó là văn chương. Và với mọi người, cuộc đời hay dân tộc nó khẳng định rõ nét “cái tâm”, “cái tầm” của một nhà văn. Văn chương không đơn giản chỉ để cho-tặng-bán theo nghĩa thông thường.
Trần Thị Ngọc Lan luôn tin vào một điều chắc chắn rằng trong xã hội hối hả hiện tại người ta luôn chay theo cái giá trị mới, những tầm cao mới mà vô tâm đánh mất đi những giá trị căn bản cốt yếu của văn chương. Nhưng cái gì cũng có quy luật của nó đến một lúc nào đó người ta sẽ quay trở về, tìm lại chính bản thân mình qua từng trang văn, từng con chữ.
Cao Nguyên - Thi Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét