Thế
giới tâm linh của người Nhật - cũng như các dân tộc khác - là cả một
biển đời mênh mông vô tận. Bước vào chốn ấy, sẽ có biết bao điều thú vị
đang chờ ta khám phá và chiêm nghiệm.
1. Có
người cho rằng sở dĩ người Nhật Bản sống thọ thuộc vào hàng đầu thế
giới là nhờ họ thường xuyên ăn hải sản tươi sống. Điều này chắc là đúng.
Cũng có nhận xét chính môi trường sống trong lành, sạch sẽ, gần gũi với
thiên nhiên đã giúp cho con cháu của Thái Dương Thần Nữ sống lâu. Điều
này quả thật không sai. Khi nhìn trên bản đồ địa lý tự nhiên, bạn sẽ
thấy toàn thể quần đảo Nhật Bản được phủ một màu xanh lá - biểu hiện của
sự sống, khác hẳn với những quốc gia mà phần lớn diện tích được phủ màu
vàng nâu - màu của hoang mạc. Người Nhật vốn rất yêu cây cối, hoa lá,
chăm sóc và tỉa tót bonsai. Đó là lý do giải thích vì sao nhà nào cũng
có cây và hoa. Còn những cánh rừng ở quần đảo này thì luôn được bảo tồn
nguyên vẹn, không có khái niệm “lâm tặc” như ở ta. Để đáp ứng nhu cầu sử
dụng đồ gỗ, họ nhập gỗ từ các xứ khác về, không phá rừng của xứ mình.
Muốn thực hiện được điều này bạn phải là một quốc gia khá giả, đương
nhiên, vì Nhật Bản là một nước giàu. Không giống như nhiều quốc gia
nghèo ở châu Phi phải bán rừng để lo toan cho cuộc sống.
Sống ẩn trong rừng cây và hoa lá là cách mà người Nhật đang thể hiện. Xét về mặt khoa học, môi trường sống như vậy sẽ giúp con người khỏe hơn, vì (như sách giáo khoa đã dạy) cây cối có chức năng hút khí carbon, nhả ra ô xy. Sống ở nông thôn hoặc miền núi rừng thấy cơ thể khỏe hơn sống ở đô thị bê tông cốt thép là vì vậy. Dĩ nhiên, sống trong một môi trường lành mạnh mà thiếu cái ăn thì chắc chắn khó mà thọ. Người Nhật không sợ thiếu lương thực và thực phẩm vì họ giàu, bất chấp hoàn cảnh đồi núi chiếm hơn 70% diện tích quốc gia.
Sống ẩn trong rừng cây và hoa lá là cách mà người Nhật đang thể hiện. Xét về mặt khoa học, môi trường sống như vậy sẽ giúp con người khỏe hơn, vì (như sách giáo khoa đã dạy) cây cối có chức năng hút khí carbon, nhả ra ô xy. Sống ở nông thôn hoặc miền núi rừng thấy cơ thể khỏe hơn sống ở đô thị bê tông cốt thép là vì vậy. Dĩ nhiên, sống trong một môi trường lành mạnh mà thiếu cái ăn thì chắc chắn khó mà thọ. Người Nhật không sợ thiếu lương thực và thực phẩm vì họ giàu, bất chấp hoàn cảnh đồi núi chiếm hơn 70% diện tích quốc gia.
Xơi trứng gà luộc ở Hakone - Ảnh: Đ.X.H |
Ăn
và uống của người Nhật là cả một nghệ thuật, tuy không cầu kỳ như phong
cách ẩm thực ở chốn cung đình. Cho dù là một nước công nghiệp phát
triển hàng đầu thế giới, trên đất Nhật vẫn hiện hữu vô số chuyện thuộc
về niềm tin trong chuyện ăn và uống. Người viết bài này đã có dịp tận
mắt chứng kiến một chuyện ăn và một chuyện uống trong số ấy.
2. Cách
thủ đô Tokyo 90 km về phía tây nam là Hakone - một thành phố du lịch
rất được ưa chuộng thuộc tỉnh Kanagawa. Hakone được biết đến như một
vùng đất nổi tiếng về suối nước nóng, cái nôi của tắm spa trên đất Nhật.
Nguồn nước ở đây có nhiều khoáng chất làm đẹp da, tốt cho cơ thể. Di
chuyển trên xe suốt một chặng đường dài mệt mỏi, đến đây ngâm mình trong
suối nước khoáng, ta sẽ thấy cơ thể mình khỏe hẳn ra, xua tan những
nhọc nhằn vạn lý. Từ đây đi xe lên núi khoảng 20 phút là đến thung lũng
Owakudani, nơi hơi lưu huỳnh phun liên tục do biến động của vỏ địa cầu
từ khoảng nửa triệu năm trước. Xung quanh núi có vô số suối nước nóng,
trong đó nổi tiếng có suối Onsen. Thung lũng này có khá nhiều trung tâm
chăm sóc sức khỏe ẩn mình trong một không gian núi rừng ôn đới nguyên
sinh xanh mướt.
Chùa Thanh Thủy ở Kyoto |
Điều
đặc biệt của vùng này là du khách được hướng dẫn lội bộ lên núi, điểm
dừng chân là một nơi khói mây mù mịt, xem người ta luộc trứng gà dưới
suối nước nóng ở độ cao 1.050 m so với mực nước biển. Sau đó du khách
mua trứng gà ấy rồi ăn tại chỗ trong một không gian tựa như chốn bồng
lai tiên cảnh. Có một điều rất lạ là mặc dù khói mây mờ mịt như vậy
nhưng bạn sẽ không có cảm giác bị khó thở hoặc cay mắt. Vỏ trứng gà sau
khi luộc chín sẽ có màu đen, trong ruột vẫn 2 màu trắng - vàng bình
thường nhưng hương vị khá đặc biệt. Tương truyền rằng nếu ăn 1 quả trứng
luộc ở đây, bạn sẽ được tăng thêm 7 năm tuổi thọ, ăn 2 quả sẽ thọ thêm
14 năm. Nhưng nếu có ai đó tham lam ăn tới 3 trứng thì tự khắc người ấy
sẽ bị trừ đi 7 tuổi thọ, nghĩa là không phải thọ thêm được 21 năm, mà
chỉ còn 7 năm. Theo cách tính trừ ấy, những ai cố tình ăn 4 quả thì coi
như… chưa ăn quả nào! Nói là nói vậy chứ bạn có thể ăn bao nhiêu quả tùy
thích, coi như chẳng màng đến chuyện sống thọ thêm. Tôi quan sát thấy
có nhiều người ăn từ 1 đến 2 quả thôi, kể cả du khách phương Tây. Không
biết chuyện thọ thêm thực hư thế nào, tôi cũng hồ hởi xơi 2 quả để lấy
sức… lội bộ xuống núi.
Ở
Việt Nam cũng có chuyện luộc trứng gà na ná như vậy, nằm ở khu du lịch
Bình Châu thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Có điều trứng gà luộc dưới giếng
nước nóng nơi đây cho cái vỏ màu hồng phấn như thường thấy, chứ không
đen thui như ở Nhật. Và, đến giờ này vẫn chưa có một truyền thuyết nào
nói về việc ăn trứng gà luộc ở Bình Châu sẽ xảy ra chuyện gì đến cơ thể
và số mạng của người ăn, đại loại như chống được bệnh tật hoặc tăng thêm
tuổi thọ chẳng hạn. Vậy là coi như không có chuyện tâm linh, đơn thuần
chỉ ăn cho vui.
3. Cũng
giống như Việt Nam, Nhật Bản có rất nhiều chùa chiền. Hầu hết các ngôi
chùa Nhật đều có hồ nước ngọt để tín đồ uống với niềm tin mang đến những
điều may mắn, xua tan bệnh tật. Cũng xin nói thêm điều này, nước ngọt
trên toàn cõi Nhật Bản cho dù đó là nước máy hay nước suối thiên nhiên
đều có thể uống trực tiếp một cách ngon lành. Khi vào một nhà hàng,
người ta đem cho bạn một ca hoặc một ly nước đá lạnh thì đó chính là
nước máy, không qua đun sôi như ở ta. Ở cố đô Kyoto có một ngôi chùa rất
nổi tiếng, thu hút khá đông du khách đến viếng hằng năm, đó là Kiyomizu
(tiếng Nhật có nghĩa “Thanh Thủy” - Nước Thiêng). Ngôi chùa này được
xây dựng vào năm 778, sau đó nhiều lần bị hỏa hoạn và kiến trúc hiện hữu
phần lớn được trùng tu vào năm 1633, được công nhận là Di sản thế giới
vào năm 1994. Đó là một ngôi chùa gỗ màu đen khá đẹp gắn dính vào vách
núi, bao phủ xung quanh là vô số tán cây tựa như ẩn mình trong một khu
rừng, rất thơ mộng.
Chùa
Kiyomizu là một quần thể bao gồm nhiều hạng mục công trình mà cái nào
cũng gợi sự tò mò cho du khách. Trong số ấy có chuyện nhảy từ trên chùa
xuống sườn núi sâu hàng chục mét. Cú nhảy ấy của ai đó nếu tử thì thôi,
chứ còn sống thì sẽ gặp đại phúc. Theo thống kê, từ thời Edo (cách nay
khoảng 400 năm) đến khi bị cấm, đã có 234 lượt người thực hiện cú nhảy
cầu may này với kết quả: 200 người sống sót, 34 người gặp đại họa - tức
là… về thế giới bên kia! Tuy là một ngôi chùa Phật giáo, ở Kiyomizu còn
có cả đền thờ đạo Shinto (Thần Đạo - một tín ngưỡng lâu đời của người
Nhật, thờ phụng các đấng thiên nhiên, các bậc tổ tiên, các vị anh hùng
thời cổ), trong đó có đền Jishu, thờ Thần Tình yêu. Ở Jishu có 2 tảng đá
cách nhau 18 m. Nhắm mắt lại đi từ tảng đá này nếu đụng được tảng đá
kia thì bạn sẽ hy vọng tìm được “một nửa của mình” để cùng nhau bước lên
xe hoa. Giới trẻ bản xứ rất thích ngôi đền này. Phía sau chùa Kiyomizu
có một thác nước thiên nhiên mang tên Otawa No Taki chảy xuống theo 3
dòng. Người Nhật tin rằng nếu bạn uống cả 3 dòng nước này sẽ đạt được 3
điều: trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong học tập. Đó là lý do
giải thích vì sao đa số học sinh Nhật và cả người lớn đều thích thú khi
uống cả 3 dòng nước ấy.
Nước
suối thiên nhiên rất tốt cho cơ thể con người, nếu được uống nước
khoáng đại loại như nước suối Vĩnh Hảo ở xứ ta thì càng tốt. Nguồn nước ở
Nhật Bản nói chung là an tâm (ngoại trừ khu vực Fukushima đang có vấn
đề về nhiễm phóng xạ sau thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng
3.2011). Một môi trường nước như vậy, môi trường sống nói chung tuyệt
hảo như thế thì suy cho cùng, không cần phải ăn trứng gà luộc trên suối
nước nóng Owakudani hay uống nước thiêng ở chùa Thanh Thủy chắc chắn vẫn
sống thọ hơn những nơi mà nước máy có màu… nước trà, còn các dòng sông
con suối thì bị đầu độc, ô nhiễm, môi trường sống thì bát nháo, ồn ào,
đầy khói bụi…
Nếu
bạn là người đa nghi và không tin những gì tôi viết, hãy làm một chuyến
du hành đến đất nước Mặt trời mọc ắt sẽ có lời giải đáp. Bảo đảm bạn sẽ
muốn trở lại quần đảo ấy lần thứ hai…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét