Nét văn hóa của người nhật với áo kimono
Dù bản sắc văn hóa khác nhau, mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền
thống đặc trưng. Việt Nam có áo dài truyền thống thì Nhật Bản có Kimono.
Có lẽ trong đời mình, không một phụ nữ Nhật Bản nào lại không sắm cho
mình ít nhất một bộ Kimono nhưng ít ai biết được rằng bộ trang phục này
lại có nguồn gốc từ nước láng giềng Trung Hoa.
Hình ảnh các bộ trang phục có hình dạng giống Kimono mà phụ nữ Nhật Bản
mặc ngày nay đã xuất hiện trong tranh của các họa sĩ Trung Quốc từ những
năm đầu của thế kỷ thứ nǎm. Các thiếu nữ mặc những bộ quần áo chất liệu
mềm, nhẹ thoải mái với váy ngắn có độ dài chỉ đến đầu gối đi kèm áo
hoặc một jacket dài thay cho cả quần. Các phục trang này cũng gần giống
như loại quần áo giới chủ điền Nhật Bản mặc thười đó. Nhận thức tính
thuận tiện của loại trang phục này, giới chủ điền Nhật Bản đã chọn ra
hai loại áo quần làm trang phục truyền thống: áo rộng xẻ tà, mặc với
quần dành cho nam và áo quấn cùng váy dài dành cho nữ.
Đầu thế kỷ 7, một dạng quần áo lót chất cotton đan có hình dạng gần
giống Kimono ngày nay được du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc, nó được
xem là kiểu Kimono trung gian để chuyển sang kiểu Kimono truyền thống
như ngày nay. Trong suốt thời kỳ Vua Heian cầm quyền ở Nhật Bản
(794-897), Kimono vẫn chưa được xem là một loại trang phục phổ biến ở
Nhật Bản, bởi nó vẫn bị cho là trang phục du nhập từ nước ngoài. Tuy
nhiên, một mốc quan trọng được đánh dấu, đó là vào năm 894, người Nhật
Bản chính thức cho ra đời một bộ Kimono theo kiểu của riêng mình. Đó là
một áo dài đến gót, có cánh tay xẻ và để dài quết đất. Trang phục này
đặc biệt được các quý bà, quý cô ưa chuộng trong các dịp lễ lạt, họ
thường mặc nhiều lớp cùng một lúc, thậm chí có thể đến 20 lớp. Nhưng
không vì quá nhiều lớp như vậy mà màu sắc và chất liệu bị xem nhẹ. Ngược
lại, chúng được lựa chọn hết sức kỹ càng từng lớp một, sự phối màu giữa
các lớp cũng hết sức được chú trọng. Sự phân biệt màu sắc giữa các lớp
thể hiện ở cổ áo, gấu tay và chân váy mặc bên trong. Trang phục của nam
giới cũng gần giống của nữ, tuy nhiên được may kèm với một quần chẽn bên
trong.
Tag: du hoc nhat ban
Khi tầng lớp võ sĩ đạo lên nắm quyền ở Nhật Bản thời Kamakura
(1192-1333) và Muromachi (1338-1573), họ đã đưa Kimono từ vị trí lễ phục
trở thành trang phục thường ngày. Để phân biệt với các trang phục ngày
tưhường, các võ sĩ đạo đã chọn hakama làm trang phục khi lên võ đài.
Hakama bao gồm một quần dài mặc với một áo chất liệu mềm có dải rút ở
ống tay. Ngày nay, hakana vẫn được các võ sĩ mặc trong các cuộc thi đấu
võ thuật, đặc biệt là môn kendo.
Một thay đổi đáng kể đối với trang phục Kimono xảy ra vào thời trị vì
của vua Edo (1603-1868) khi ống tay áo được may gọn lại và sự ra đời của
obi (một khăn rộng thắt ngang bụng), nhằm làm cho trang phục phù hợp
hơn với các hoạt động thờng ngày của người phụ nữ Nhật. Kể từ đó, kiểu
dáng của Kimono có thay đổi chút ít. Ngày nay, đa số các phụ nữ Nhật Bản
xem quần áo tây là thường phục thì Kimono vẫn được mặc trong các dịp
nghi lễ, cới xin, tang ma, tiệc mừng năm mới và một số ngày lễ khác.
Trải qua thời gian, hình dáng của obi cũng phần nào thay đổi. Đầu tiên
nó được thiết kế ra chỉ để làm cho Kimono được gọn lại, ngày nay obi có
mặt trong trang phục phụ nữ Nhật như một phụ liệu không thể thiếu, với
chức nǎng thẩm mỹ là chủ yếu. Obi được phân loại dựa vào chất liệu làm
nên nó, bề rộng của bản obi hoặc các kiểu thắt dùng riêng cho các dịp
nghi lễ khác nhau. Hình nơ là kiểu thắt phổ biến nhất, thường xuất hiện
trong trang phục của nam, nữ chưa lập gia đình hoặc các cô, cậu bé học
sinh. Thông thường một obi có độ rộng 15cm và chiều dài hơn 1m. Một obi
dùng với Kimono mặc thường ngày được đan bằng sợi lanh loại tốt hoặc tơ
lụa và thường có bản bé hơn các obi đi kèm lễ phục.
Cách thắt obi cũng là vấn đề gây sự tò mò đối với những ai có ý định tìm
hiểu vǎn hóa Nhật Bản. Đến nay, tổng cộng có tất cả 300 kiểu thắt khác
nhau, nhưng trong đó chỉ có một số kiểu phổ biến hơn cả, tiêu biểu nhất
là kiểu taiko (hình xoáy trông như một cái trống). Kiểu thắt này thường
xuất hiện trên trang phục của những phụ nữ có chồng, trong khi hình nơ
lại được các thiếu nữ chưa chồng ưa chuộng. Để thắt được obi, người ta
phải thiết kế cho nó một chân đế. Chân đế Obi-ita có dạng dẹt, ôm lấy
phần eo người mặc, giúp giữ áo Kimono đúng vị trí và tạo một nền vững
chắc cho obi. Đế Obi-makura hay còn gọi là obi gối đệm, tức là một lớp
đệm được thiết kế lồng vào phía trong dây obi để tạo cho nó một hình
dáng cứng cáp hơn. Obi-age thường được làm từ chất cao su, dùng để đỡ
obi-makura. Trước đây, các obi có màu sắc bất kỳ, chỉ cần phù hợp với sở
thích của người mặc, nhưng từ khi xuất hiện obi-age, nhất thiết màu của
obi phải cùng tông với phần còn lại của áo. Obi-jime là dây được may
bằng lụa, hoặc satin có viền dùng để thắt vòng quanh obi. Obi -dome là
một que hình cái xiên có tác dụng thắt obi-jime được chặt hơn. Thực chất
Obi -dome chỉ là một phụ liệu làm cho trang phục Kimono đẹp hơn chứ
hoàn toàn không mang tính bắt buộc.
Không chỉ là trang phục của quý bà, quý cô, Kimono còn là trang phục của
nam giưới và trẻ em. Kimono của nam giới thường có màu sắc nhã nhặn hơn
của nữ, thậm chí chỉ có một màu, không hoa văn, họa tiết. Trong các dịp
nghi lễ, đàn ông thường mặc một loại Kimono may bằng lụa đen được trang
bị trên đó nhiều nóc nhà màu trắng (nǎm nóc nhà được vẽ ở năm vị trí
trên áo là hai vai, hai ngực và đường nối cầu vai phía sau lưng), tiếng
Nhật gọi là áo kuro-montsuki. Áo kuro-montsuki được thắt bằng dải lụa
trắng. Cổ áo có thể may bằng vải trắng, xám hoặc nâu. Người ta còn khoác
thêm vào bên ngoài kuro-montsuki một áo choàng lửng (cũng bằng lụa
đen). Trẻ em Nhật thường mặc Kimono trong các lễ hội mùa hè và hội pháo
bông. Một dịp khác mà trẻ em Nhật không thể không mặc Kimono là lễ hội
Shichigosan, được tổ chức vào ngày 15/11 hàng năm. Shichigosan có nghĩa
là "bảy, năm, ba". Vì vậy Shichigosan còn được gọi là lễ hội của những
trẻ em tuổi ba, năm, bảy; vào dịp này, trẻ em Nhật ở các tuổi này sẽ mặc
Kimono và đi cầu nguyện ở các nhà thờ đạo Shinto. Trẻ em gái mặc Kimono
màu mè, tóc buộc cao, trong khi các bé trai chỉ mặc kuro-montsuki.
Trang phục Kimono bao giờ cũng đi kèm với guốc gỗ, mùa đông có thêm vớ
len ngắn đến nửa ống chân, mùa hè thì các loại vớ có chất liệu mỏng và
thoáng hơn.
Nói đến đất nước Phù Tang, người ta nghĩ ngay đến xứ sở của hoa anh đào
và áo Kimono. Phụ nữ Nhật Bản vốn nổi tiếng vì sự dịu dàng và khả năng
chiều chồng lại càng duyên dáng hơn trong trang phục Kimono truyền
thống. Và Kimono mãi vẫn là niềm tự hào của người Nhật...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét