Một số nét văn hóa Nhật Bản
Một số nét văn hóa Nhật Bản
-Tại sao người Nhật thích thơ (Tanka)?
Tanka (đoản ca) là thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản, đã được hoàn thiện vần luật từ đầu thế kỉ VII. Vần luật ban đầu của tanka có thể được xem trong Manyoshu (Vạn diệp tập), một tuyển tập thơ được biên soạn vào thế kỉ VIII.
Những từ dùng để miêu tả tâm trạng nhà thơ hoặc tả cảnh thì được sắp xếp theo luật 5-7-5-7-7 (kí tự Nhật). Khi mà không có từ miêu tả cảnh như nói trong haiku, tanka cho phép reo vần tự do tuỳ theo tâm trạng của nhà thơ.
- Haiku được sáng tác như thế nào?
Haiku (Bài cú) là loại thơ độc đáo của Nhật Bản, và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới. Người ta cho rằng thể thơ Haiku đã được tạo ra vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời kì Edo, và những nhà thơ nổi tiếng như Basho và Buson cũng đã nổi tiếng do loại thơ này. Thơ Haiku được xắp xếp thành ba hàng 5-7-5 (kí tự Nhật). Có những luật cơ bản như: Trong thơ Haiku bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa.
- Kabuki (Ca vũ kỹ) được hình thành khi nào?
Có lẽ Kabuki được hình thành vào khoảng năm 1603, khi có một phụ nữ tên là Okuni ở đền thờ đạo Izumo trình diễn một điệu nhảy gọi là Nenbutsu odori (điệu múa niệm Phật) Tuy nhiên, vào năm 1629, phụ nữ bị cấm lên sàn diễn, và chỉ đàn ông mới được phép nhảy; điệu nhảy Kabuki đã được hoàn thiện vào thời kì Genroku (Nguyên Lộc 1688-1704). Vào thời kì Minh Trị, bất chợt có cuộc xâm nhập của văn hoá phương Tây, và Kabuki đã thậm chí dự định hợp tác với những ảnh hưởng mới này. Tuy nhiên đến thế kỉ XX, người ta đã quay chiều hướng của Kabuki vào loại nhảy dân tộc, và xu hướng đó tiếp tục cho đến bây giờ. Mọi người vẫn luôn bảo tồn cái truyền thống bảo thủ, như việc truyền tên của sàn diễn lại đời sau những cái tên của các nghệ sĩ Kabuki nổi tiếng dựa theo phả hệ của dòng họ. Ở Tokyo, một rạp hát biểu diễn Kabuki vĩnh viễn được gọi là sân khấu Kabuki-za và biểu diễn quanh năm.
- Kịch No được hình thành khi nào?
Rạp hát No dùng để nhảy và biểu diễn ca nhạc được gọi là Utai. No được dựa trên một bài hát và điệu nhảy lấy từ sangaku (một hình thức giải trí được giới thiệu khắp châu lục trong thời kì Nara bao gồm xiếc, ảo thuật, nhảy-và-hát. Bài hát và điệu nhảy này được phát triển theo cách độc đáo của Nhật Bản, và đến nửa cuối của thời kì Kamakura (1192-1333), phong cách No đã được hoàn thiện. Năm 1374, dưới triều đại Mạc phủ, tướng quân Ashikaga Yoshimitsu, đã có ấn tượng rất sâu sắc với buổi trình diễn No, và sau đó No đã được phát triển dưới sự cai quản của ông. Kan’ami và con trai của ông – Zeami – phát triển nghệ thuật của loại hình nghệ thuật No, và thành lập cơ sở lí thuyết vững chắc của nó. Ngày nay, có 3 trường phái của rạp hát No: Kanze, Hosho, Komparu, Kongo và Kita.
- Mối quan hệ của No và Kyogen là gì?
Chúng giống như anh em sinh đôi. Một hình thức truyện tranh mô phỏng dựa trên Sangaku, và cũng là gốc của No, qua nhiều năm phát triển, đã trở thành một loại kịch hài hước dựa trên những mẩu hội thoại trong truyện tranh, và sau cùng trở thành Kyogen (Cuồng ngôn). Mặt khác, có một loại kịch hát-và-nhảy khác được gọi là utai và mai, mà sau trở thành kịch No. Ngày nay, các buổi kịch No thường được trình diễn theo trình tự No – Kyogen – No.
-Bunraku được hình thành khi nào?
Bunraku (Văn lạc) là một loại múa rối của riêng Nhật Bản, đây là loại nghệ thuật có người điều khiển con rối từ đằng sau. Những con rối được điều khiển phù hợp với nhạc và hát và được gọi là joruri. Một con rối cần sự điều khiển của 3 người. Hình thức văn hoá này được hình thành vào đầu thời Bunroku - Keicho (1592-1614) và đến thời Edo thì phổ biến rộng rãi trên toàn quốc. Vào cuối thế kỷ 17, nhờ sự thao tác các con rối một cách tài tình của Takemono Gidayu, nhiều câu truyện được viết cho Banraku và nó trở thành một nghệ thuật hoàn chỉnh. Bunraku được biểu diễn định kì tại Nhà hát quốc gia Tokyo và Nhà hát Bunram quốc gia ở Osaka.
- Có phải tất cả phụ nữ Nhật Bản đều biết nghệ thuật cắm hoa và trà đạo không?
Câu trả lời là không. Cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc thì Sadou và Ikebana là điều cần biết tối thiểu đối với những phụ nữ độc thân nếu như người đó muốn lập gia đình. Sau chiến tranh, cùng với sự gia tăng của tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội thì số người biết 2 nghệ thuật này giảm dần. Ngày nay chỉ những ai có hứng thú mới giành thời gian để học 2 nghệ thuật này. Hai nghệ thuật này vốn là của con trai. Do cắm hoa cũng là một cách để trang trí trong nhà nên từ thời Edo nhiều người con gái nhà quyền quí cũng học nghệ thuật này. Nghệ thuật pha trà được coi là một phương pháp để tịnh dưỡng tinh thần. Từ thời Minh Trị thì nó trở nên phổ biến đối với những cô dâu sắp lên xe hoa.
- Uống trà theo trà đạo khác với uống trà bình thường như thế nào?
Trà đạo được hình thành bởi một nhà sư tên là Murata Zyukou (1422-1502). Nghệ thuật trà đạo được hoàn thiện bởi Sennorkyu (1522-1591) và nó được duy trì cho đến ngày nay. Trà được dùng trong trà đạo là Matcha (Mạt trà), lá trà được nghiền thành bột. Từ khi bắt đầu đun nước cho đến khi cho trà vào quấy thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Làm những động tác này một cách đẹp mắt là điều mấu chốt đầu tiên. Điểm mấu chốt thứ 2: Trà đạo là 1 hình thức giao lưu giữa chủ và khách. Chủ nhà thể hiện sự tôn trọng khách bằng sự thận trọng trong cách bố trí các dụng cụ và trong các động tác của quá trình pha trà cũng như trong cách bố trí hoa trang trí phòng. Ngược lại khách thể hiện sự tôn trọng chủ nhà bằng cách lí giải được tấm lòng của chủ nhân và thể hiện mình là một con người có giáo dục.
- Nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) là gì?
Nghệ thuật cắm hoa bắt đầu từ thời Muromachi (1333-1568). Nghệ thuật này bắt nguồn từ việc trang trí hoa trước bàn thờ Phật. Do đó Ikebana được coi như biểu hiện một cái gì đó thiêng liêng hoặc biểu hiện sự hài hoà của vũ trụ. Nguyên tắc cơ bản của Ikebana là phía trên là trời, phía dưới là đất, ở giữa là con người và Ikebana phải thể hiện được sự hài hoà của 3 yếu tố đó. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, trào lưu Sougetsu dùng một số nguyên liệu không phải là hoa và dẫn đến sự hình thành một trường phái Ikebana thiên về nghệ thuật tạo hình. Hiện tại có khoảng 2000 trường phái về Ikebana. Có thể kể tên một số trường phái lớn như Ikenohou, Ohara, Sougetsu.
- Khi nào thì người Nhật viết bằng bút lông?
Trong giờ học chính khoá ở trường thì tập viết bằng bút lông là một môn học bắt buộc nhưng trên thực tế thì người Nhật hầu như không còn dùng bút lông nữa. Những tờ giấy có ghi chữ bằng bút lông chỉ được dùng khi chúc mừng sinh con, chúc mừng đám cưới hay chia buồn khi dự đám tang. Tuy nhiên ngay cả trong những trường hợp này cũng không bắt buộc phải dùng bút lông, số người dùng bút dạ để viết tăng nhiều trong thời gian gần đây.
- Bonsai được làm như thế nào?
Bonsai là một nghệ thuật uốn các cây được trồng trong chậu theo các hình thù mong muốn, đây là một hình thức nghệ thuật bắt nguồn từ Nhật Bản. Chúng ta có thể dịch ra tiếng Việt là “Nghệ thuật uốn cây cảnh” nhưng từ Bonsai cũng được dùng ở nhiều nơi ở Việt Nam cũng như trên thế giới như một từ mượn. Trong Bonsai người ta dùng rất nhiều loại cây nhưng chủ yếu là 4 loại cây: Matsu (Tùng), kaede, Ume (Mai), satsuki. Tuỳ theo từng loại cây mà người ta dùng các loại đất và chất dinh dưỡng khác nhau. đôi khi phải nhổ cây lên trồng lại. Trong quá trình cây lớn người ta uốn thân và cành theo những dây thép có hình dáng nhất định. Muốn có được một chậu cây cảnh như vậy thì thời gian trồng không chỉ là 1, 2 năm mà đôi khi phải tốn vài chục năm.
-Tại sao người Nhật thích thơ (Tanka)?
Tanka (đoản ca) là thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản, đã được hoàn thiện vần luật từ đầu thế kỉ VII. Vần luật ban đầu của tanka có thể được xem trong Manyoshu (Vạn diệp tập), một tuyển tập thơ được biên soạn vào thế kỉ VIII.
Những từ dùng để miêu tả tâm trạng nhà thơ hoặc tả cảnh thì được sắp xếp theo luật 5-7-5-7-7 (kí tự Nhật). Khi mà không có từ miêu tả cảnh như nói trong haiku, tanka cho phép reo vần tự do tuỳ theo tâm trạng của nhà thơ.
- Haiku được sáng tác như thế nào?
Haiku (Bài cú) là loại thơ độc đáo của Nhật Bản, và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới. Người ta cho rằng thể thơ Haiku đã được tạo ra vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời kì Edo, và những nhà thơ nổi tiếng như Basho và Buson cũng đã nổi tiếng do loại thơ này. Thơ Haiku được xắp xếp thành ba hàng 5-7-5 (kí tự Nhật). Có những luật cơ bản như: Trong thơ Haiku bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa.
- Kabuki (Ca vũ kỹ) được hình thành khi nào?
Có lẽ Kabuki được hình thành vào khoảng năm 1603, khi có một phụ nữ tên là Okuni ở đền thờ đạo Izumo trình diễn một điệu nhảy gọi là Nenbutsu odori (điệu múa niệm Phật) Tuy nhiên, vào năm 1629, phụ nữ bị cấm lên sàn diễn, và chỉ đàn ông mới được phép nhảy; điệu nhảy Kabuki đã được hoàn thiện vào thời kì Genroku (Nguyên Lộc 1688-1704). Vào thời kì Minh Trị, bất chợt có cuộc xâm nhập của văn hoá phương Tây, và Kabuki đã thậm chí dự định hợp tác với những ảnh hưởng mới này. Tuy nhiên đến thế kỉ XX, người ta đã quay chiều hướng của Kabuki vào loại nhảy dân tộc, và xu hướng đó tiếp tục cho đến bây giờ. Mọi người vẫn luôn bảo tồn cái truyền thống bảo thủ, như việc truyền tên của sàn diễn lại đời sau những cái tên của các nghệ sĩ Kabuki nổi tiếng dựa theo phả hệ của dòng họ. Ở Tokyo, một rạp hát biểu diễn Kabuki vĩnh viễn được gọi là sân khấu Kabuki-za và biểu diễn quanh năm.
- Kịch No được hình thành khi nào?
Rạp hát No dùng để nhảy và biểu diễn ca nhạc được gọi là Utai. No được dựa trên một bài hát và điệu nhảy lấy từ sangaku (một hình thức giải trí được giới thiệu khắp châu lục trong thời kì Nara bao gồm xiếc, ảo thuật, nhảy-và-hát. Bài hát và điệu nhảy này được phát triển theo cách độc đáo của Nhật Bản, và đến nửa cuối của thời kì Kamakura (1192-1333), phong cách No đã được hoàn thiện. Năm 1374, dưới triều đại Mạc phủ, tướng quân Ashikaga Yoshimitsu, đã có ấn tượng rất sâu sắc với buổi trình diễn No, và sau đó No đã được phát triển dưới sự cai quản của ông. Kan’ami và con trai của ông – Zeami – phát triển nghệ thuật của loại hình nghệ thuật No, và thành lập cơ sở lí thuyết vững chắc của nó. Ngày nay, có 3 trường phái của rạp hát No: Kanze, Hosho, Komparu, Kongo và Kita.
- Mối quan hệ của No và Kyogen là gì?
Chúng giống như anh em sinh đôi. Một hình thức truyện tranh mô phỏng dựa trên Sangaku, và cũng là gốc của No, qua nhiều năm phát triển, đã trở thành một loại kịch hài hước dựa trên những mẩu hội thoại trong truyện tranh, và sau cùng trở thành Kyogen (Cuồng ngôn). Mặt khác, có một loại kịch hát-và-nhảy khác được gọi là utai và mai, mà sau trở thành kịch No. Ngày nay, các buổi kịch No thường được trình diễn theo trình tự No – Kyogen – No.
-Bunraku được hình thành khi nào?
Bunraku (Văn lạc) là một loại múa rối của riêng Nhật Bản, đây là loại nghệ thuật có người điều khiển con rối từ đằng sau. Những con rối được điều khiển phù hợp với nhạc và hát và được gọi là joruri. Một con rối cần sự điều khiển của 3 người. Hình thức văn hoá này được hình thành vào đầu thời Bunroku - Keicho (1592-1614) và đến thời Edo thì phổ biến rộng rãi trên toàn quốc. Vào cuối thế kỷ 17, nhờ sự thao tác các con rối một cách tài tình của Takemono Gidayu, nhiều câu truyện được viết cho Banraku và nó trở thành một nghệ thuật hoàn chỉnh. Bunraku được biểu diễn định kì tại Nhà hát quốc gia Tokyo và Nhà hát Bunram quốc gia ở Osaka.
- Có phải tất cả phụ nữ Nhật Bản đều biết nghệ thuật cắm hoa và trà đạo không?
Câu trả lời là không. Cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc thì Sadou và Ikebana là điều cần biết tối thiểu đối với những phụ nữ độc thân nếu như người đó muốn lập gia đình. Sau chiến tranh, cùng với sự gia tăng của tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội thì số người biết 2 nghệ thuật này giảm dần. Ngày nay chỉ những ai có hứng thú mới giành thời gian để học 2 nghệ thuật này. Hai nghệ thuật này vốn là của con trai. Do cắm hoa cũng là một cách để trang trí trong nhà nên từ thời Edo nhiều người con gái nhà quyền quí cũng học nghệ thuật này. Nghệ thuật pha trà được coi là một phương pháp để tịnh dưỡng tinh thần. Từ thời Minh Trị thì nó trở nên phổ biến đối với những cô dâu sắp lên xe hoa.
- Uống trà theo trà đạo khác với uống trà bình thường như thế nào?
Trà đạo được hình thành bởi một nhà sư tên là Murata Zyukou (1422-1502). Nghệ thuật trà đạo được hoàn thiện bởi Sennorkyu (1522-1591) và nó được duy trì cho đến ngày nay. Trà được dùng trong trà đạo là Matcha (Mạt trà), lá trà được nghiền thành bột. Từ khi bắt đầu đun nước cho đến khi cho trà vào quấy thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Làm những động tác này một cách đẹp mắt là điều mấu chốt đầu tiên. Điểm mấu chốt thứ 2: Trà đạo là 1 hình thức giao lưu giữa chủ và khách. Chủ nhà thể hiện sự tôn trọng khách bằng sự thận trọng trong cách bố trí các dụng cụ và trong các động tác của quá trình pha trà cũng như trong cách bố trí hoa trang trí phòng. Ngược lại khách thể hiện sự tôn trọng chủ nhà bằng cách lí giải được tấm lòng của chủ nhân và thể hiện mình là một con người có giáo dục.
- Nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) là gì?
Nghệ thuật cắm hoa bắt đầu từ thời Muromachi (1333-1568). Nghệ thuật này bắt nguồn từ việc trang trí hoa trước bàn thờ Phật. Do đó Ikebana được coi như biểu hiện một cái gì đó thiêng liêng hoặc biểu hiện sự hài hoà của vũ trụ. Nguyên tắc cơ bản của Ikebana là phía trên là trời, phía dưới là đất, ở giữa là con người và Ikebana phải thể hiện được sự hài hoà của 3 yếu tố đó. Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, trào lưu Sougetsu dùng một số nguyên liệu không phải là hoa và dẫn đến sự hình thành một trường phái Ikebana thiên về nghệ thuật tạo hình. Hiện tại có khoảng 2000 trường phái về Ikebana. Có thể kể tên một số trường phái lớn như Ikenohou, Ohara, Sougetsu.
- Khi nào thì người Nhật viết bằng bút lông?
Trong giờ học chính khoá ở trường thì tập viết bằng bút lông là một môn học bắt buộc nhưng trên thực tế thì người Nhật hầu như không còn dùng bút lông nữa. Những tờ giấy có ghi chữ bằng bút lông chỉ được dùng khi chúc mừng sinh con, chúc mừng đám cưới hay chia buồn khi dự đám tang. Tuy nhiên ngay cả trong những trường hợp này cũng không bắt buộc phải dùng bút lông, số người dùng bút dạ để viết tăng nhiều trong thời gian gần đây.
- Bonsai được làm như thế nào?
Bonsai là một nghệ thuật uốn các cây được trồng trong chậu theo các hình thù mong muốn, đây là một hình thức nghệ thuật bắt nguồn từ Nhật Bản. Chúng ta có thể dịch ra tiếng Việt là “Nghệ thuật uốn cây cảnh” nhưng từ Bonsai cũng được dùng ở nhiều nơi ở Việt Nam cũng như trên thế giới như một từ mượn. Trong Bonsai người ta dùng rất nhiều loại cây nhưng chủ yếu là 4 loại cây: Matsu (Tùng), kaede, Ume (Mai), satsuki. Tuỳ theo từng loại cây mà người ta dùng các loại đất và chất dinh dưỡng khác nhau. đôi khi phải nhổ cây lên trồng lại. Trong quá trình cây lớn người ta uốn thân và cành theo những dây thép có hình dáng nhất định. Muốn có được một chậu cây cảnh như vậy thì thời gian trồng không chỉ là 1, 2 năm mà đôi khi phải tốn vài chục năm.
- Đồ gốm của Nhật có nổi tiếng hay không?
Thời Nara (710-794) nghệ thuật làm gốm của Trung Quốc được lan truyền sang Nhật. Tuy nhiên thời này những đồ vật bằng sứ chỉ là những dụng cụ sinh hoạt. Thời Heian (794-1185) thì có 2 loại lò nung, một loại lò cho những dụng cụ sinh hoạt và một loại cho những dụng cụ cao cấp. Thời Muromachi (1333-1568) sự phát triển của trà đạo đã giúp cho nghệ thuật làm gốm được phát triển cả về kỹ thuật và đa dạng hoá với nhiều phong cách của các địa phương. Vào thời Edo (1600-1868) người ta biết cách vẽ hình lên các đồ gốm nên đồ gốm trở nên phổ biến. Có hai loại tiêu chuẩn làm gốm là tiêu chuẩn Arita và Kutani. Đặc biệt tiêu chuẩn Arita thừa hưởng nhiều nét từ một công ty của Hà Lan ở Ấn Độ. Đồ gốm của Nhật bắt đầu mang ảnh hưởng của các nước khác.
- Sơn mài của Nhật (Sikki) có những ưu điểm gì?
Đồ sứ được thế giới biết đến với tên “china” còn sơn mài của Nhật được biết đến với cái tên “japan”. Nhiều đồ sơn mài thời Jomon như lược và khay đã được khai quật. Theo quyển “Nhật Bản thư kỷ” thì đồ sơn mài được làm ở Nhật từ thế kỷ 6. Trên thế giới sơn mài được làm từ nhựa cây nhưng sơn mài ở Nhật được nói là tốt nhất trên thế giới.
-Kiếm Nhật khác kiếm nước ngoài ở chỗ nào?
So với cây kiếm của châu Âu thì kiếm Nhật có cán dài và chỉ có một bên lưỡi. Trong nhiều bộ phim ta thấy người ta cầm kiếm bằng 1 tay nhưng trên thực tế thì cây kiếm này rất nặng và binh lính khi ra trận thì phải cầm kiếm bằng 2 tay. Về cấu tạo thì phía trong cây kiếm làm từ sắt mềm và phía ngoài cây kiếm làm bằng thép cứng. Do chỉ có phần lưỡi kiếm được tôi luyện nên phần lưỡi có những hoa văn đặc trưng.
- Báu vật sống của quốc gia ở Nhật được định nghĩa như thế nào?
Trong các nghệ thuật truyền thống, các kỹ xảo được cá nhân hay một tập thể truyền từ đời này qua đời khác được coi là “tài sản văn hoá vô hình”. Đối với một số nghệ thuật quan trọng thì được gọi là “tài sản văn hoá vô hình quan trọng”, người nắm giữ các kỹ thuật này được coi là báu vật sống của quốc gia. Báu vật quốc gia sống do Bộ trưởng Bộ văn hoá và Giáo dục (Monbukagakusho) quy định. Năm 1994 có 40 người được coi là báu vật sống của quốc gia, những người này mỗi năm được nhận một khoản tiền là 2,5 triệu yên.
Thời Nara (710-794) nghệ thuật làm gốm của Trung Quốc được lan truyền sang Nhật. Tuy nhiên thời này những đồ vật bằng sứ chỉ là những dụng cụ sinh hoạt. Thời Heian (794-1185) thì có 2 loại lò nung, một loại lò cho những dụng cụ sinh hoạt và một loại cho những dụng cụ cao cấp. Thời Muromachi (1333-1568) sự phát triển của trà đạo đã giúp cho nghệ thuật làm gốm được phát triển cả về kỹ thuật và đa dạng hoá với nhiều phong cách của các địa phương. Vào thời Edo (1600-1868) người ta biết cách vẽ hình lên các đồ gốm nên đồ gốm trở nên phổ biến. Có hai loại tiêu chuẩn làm gốm là tiêu chuẩn Arita và Kutani. Đặc biệt tiêu chuẩn Arita thừa hưởng nhiều nét từ một công ty của Hà Lan ở Ấn Độ. Đồ gốm của Nhật bắt đầu mang ảnh hưởng của các nước khác.
- Sơn mài của Nhật (Sikki) có những ưu điểm gì?
Đồ sứ được thế giới biết đến với tên “china” còn sơn mài của Nhật được biết đến với cái tên “japan”. Nhiều đồ sơn mài thời Jomon như lược và khay đã được khai quật. Theo quyển “Nhật Bản thư kỷ” thì đồ sơn mài được làm ở Nhật từ thế kỷ 6. Trên thế giới sơn mài được làm từ nhựa cây nhưng sơn mài ở Nhật được nói là tốt nhất trên thế giới.
-Kiếm Nhật khác kiếm nước ngoài ở chỗ nào?
So với cây kiếm của châu Âu thì kiếm Nhật có cán dài và chỉ có một bên lưỡi. Trong nhiều bộ phim ta thấy người ta cầm kiếm bằng 1 tay nhưng trên thực tế thì cây kiếm này rất nặng và binh lính khi ra trận thì phải cầm kiếm bằng 2 tay. Về cấu tạo thì phía trong cây kiếm làm từ sắt mềm và phía ngoài cây kiếm làm bằng thép cứng. Do chỉ có phần lưỡi kiếm được tôi luyện nên phần lưỡi có những hoa văn đặc trưng.
- Báu vật sống của quốc gia ở Nhật được định nghĩa như thế nào?
Trong các nghệ thuật truyền thống, các kỹ xảo được cá nhân hay một tập thể truyền từ đời này qua đời khác được coi là “tài sản văn hoá vô hình”. Đối với một số nghệ thuật quan trọng thì được gọi là “tài sản văn hoá vô hình quan trọng”, người nắm giữ các kỹ thuật này được coi là báu vật sống của quốc gia. Báu vật quốc gia sống do Bộ trưởng Bộ văn hoá và Giáo dục (Monbukagakusho) quy định. Năm 1994 có 40 người được coi là báu vật sống của quốc gia, những người này mỗi năm được nhận một khoản tiền là 2,5 triệu yên.
Nguồn vanhoahoc.edu.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét