Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Văn hóa hiện đại Nhật Bản


Văn hóa hiện đại Nhật Bản

Prepared by Nguyễn Đức Kính, Lê Hải Đoàn, Nguyễn Hữu Minh
Published on VYSA by Nguyễn Đức Kính

Q: Người Nhật nào đã nhận được giải thưởng Nobel?
Người Nhật đầu tiên được nhận giải thưởng Nobel là ông Yukawa Hideki. Ông nhận giải Nobel Vật Lí năm 1949 về “Chukanshi riron no kenkyu” (Nghiên cứu về giả thuyết Meson) – đã đem lại niềm tin cho người dân Nhật Bản bị chèn ép do sự thất bại trong chiến tranh. Sau Yukawa là Tomonaga Shin'ichiro (1965) và Esaki Reona (1973), họ đã đoạt giải Nobel Vật Lí; Fukui Ken’ichi, được thưởng giải Nobel Hoá học năm 1981; Tonegawa Susumu, được giải Nobel Sinh lí học và Y học năm 1987 đã chứng minh cho cả thế giới biết về sự tuyệt vời về khoa học và kĩ thuật của Nhật Bản. Ngoài lĩnh vực khoa học và kĩ thuật, thủ tướng Sato Eisaku nhận giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1974. Trong Văn học, Kawabata Yasunari nhận giải thưởng Nobel năm 1968; ông ấy là tác giả của 1 số tác phẩm “Xứ tuyết” (Snow Country) và “The Izu Dancer”. Năm 1994 ông Oe Kenzaburo nhận giải Nobel trong lĩnh vực Văn học. Ông có một số tác phẩm nổi tiếng như “Hiroshima Note” và “The Silent Cry”. Cho đến năm 2004 người Nhật đã nhận tất cả 11 giải Nobel. Trong 2 năm 2000 và 2001 người Nhật liên tục nhận được 2 giải Nobel về Hoá học. Giải Nobel năm 2000 thuộc về tiến sĩ Shirakawa Hideki, giáo sư danh dự trường Đại học tổng hợp Tsukuba, ông được trao giải Nobel vì đã điều chế được nhựa có khả năng dẫn điện. Giải Nobel năm 2001 được trao cho ông Noyori Ryozi, giáo sư trường đại học tổng hợp Nagoya. Ông được trao giải Nobel vì đã tìm ra nhiều phương pháp điều chế hợp chất hữu cơ bất đối xứng, được ứng dụng nhiều trong y học và dược học. Tiến sĩ Shirakawa tốt ngiệp Học viện kỹ thuật Tokyo, giáo sư Noyori tốt ngiệp trường đại học tổng hợp Kyoto. Năm 2002 Nhật Bản có 2 người nhận giải Nobel là giáo sư Masatoshi Koshiba (đại học Tokyo, giải Nobel Vật lý) và kỹ sư Koichi Tanaka (công ty Shimadzu, giải Nobel Hóa học)
Q: Có bao nhiêu loại báo được xuất bản ở Nhật Bản?
Dưới đây là một số loại báo hàng ngày được xuất bản và lượng phát hành trên 1000 người ở Nhật và các nước khác.
Nước (Năm) Số loại báo Số báo trên 1000 người
Nhật Bản (1993) 122 581
Mỹ (1992) 1586 240
Đức (1992) 355 331
Anh (1992) 101 383
Pháp (1992) 77 205
Nga (1992) 339 387
(UNESCO, Sách thống kê, 1994)
Đặc trưng của báo Nhật Bản là được xuất bản khắp các tỉnh trên nước, những tờ báo của trung ương và địa phương cùng song song tồn tại, và hầu hết các báo đều được phát đến tận nhà hoặc văn phòng – có báo buổi sáng và buổi tối. Những tờ báo thể thao và báo tối (loại nhỏ) khá là phổ biến và chủ yếu được bán ở những kiot của ga tàu điện và tàu điện ngầm trong khu vực thành thị.
Q: Loại báo nào có được phát hành rộng rãi nhất?
Dựa theo thông kê báo Nhật Bản năm 1994/95, trong loại báo hàng sáng thì báo Yomiuri Shimbun được phát hành rộng rãi nhất (khoảng 9,923 triệu bản), sau đó là báo Asahi Shimbun (8,283 triệu bản) và báo Mainichi Shimbun (4,008 triệu bản). Hãy thử so sánh với sự phát hành của một số loại báo phổ biến khác trên thế giới.
Los Angeles Times 1,090 triệu
New York Times 1,141 triệu
Wall Street Journal 1,819 triệu
Daily Mirror 2,630 triệu
Le Monde 0,382 triệu
Die Welt 1,436 triệu
People’s Daily 4,000 triệu
(Thống kê báo Nhật Bản, 1994/95)
Q: Có bao nhiêu đài truyền hình ở Nhật Bản?
Năm 1993 có 129 đài truyền hình tư nhân (trừ NHK). Khi đài truyền hình có từ năm 1953, NHK, Nippon Hoso Kyokai, là đài truyền hình duy nhất và Tokyo cũng là nơi duy nhất có phủ sóng. Gần đây số lượng đài truyền hình vệ tinh và truyền hình TV cáp sử dụng vệ tinh thông tin tăng lên nhanh chóng.
Q: Những loại chương trình TV nào phổ biến ở Nhật Bản?
Trước những năm 80, những chương trình chiếu những bài hát hay rất phổ biến, nhưng những chương trình đó giảm dần trong những năm 90. Mặc dù có truyền thống trình chiếu những chương trình của các ngôi sao vào dip năm mới hàng năm do NHK nhưng Kohaku Utagassen (Hồng Bạch Ca Hợp Chiến – Chương trình ca nhạc tổng hợp trong đó các ca sĩ nam và ca sĩ nữ luân phiên nhau hát. Hồng là đội nữ, Bạch là đội nam) vẫn mất đi sự phổ biến của nó. Chương trình TV có vẻ đã có sự thay đổi lớn do nhu cầu của người xem đã thay đổi. Gần đây người Nhật hay xem truyền hình thể thao trực tiếp, thời sự, đố vui, phim truyền hình dài tập.
Q: Người Nhật đọc những loại báo và tạp chí nào?
Người Nhật là những người đọc rất nhiều loại sách báo. Xu hướng đọc của họ có thể phân như sau: Báo hàng tuần được đọc rộng rãi bởi mọi lứa tuổi. Báo chí đáp ứng được những người ở lứa tuổi 30, nó đề cập đến rất nhiều chủ đề khác nhau như: Chính trị, tệ nạn xã hội, tranh khoả thân, chuyện cười và tiểu thuyết dài tập được phát hành rất rộng rãi. Tạp chí hàng tuần của phụ nữ thường có những chuyện thường ngày, những vụ xì-căng-đan mà dính dáng đến các ngôi sao, hay những bài viết về những hiểu biết thường ngày cũng được bán rất nhiều. Những tạp chí đặc biệt dưới dạng Manga – truyện tranh theo kiểu Nhật Bản – được đọc rất rộng rãi bởi lứa tuổi thành niên. Có những truyện bán được vài triệu bản mỗi tuần. Những chuyện manga phổ biến thường được chế bản lại thành sách sau khi được phát hành trên các tạp chí, và hầu hết bán chạy trong thời gian khá dài. Những loại sách bỏ túi, thường không đắt lắm và đủ nhỏ để đọc trên các chuyến tàu đông người, cũng đã trở thành một phần cần thiết trong thói quen đọc sách báo của người Nhật. Và gần đây thì ta có thể tìm thấy trong những quyển sách này thường có đủ tất cả các loại chủ đề mà trong sách báo đề cập tới.
Q: Những tác giả nào nổi tiếng trong viết truyện tranh ở Nhật Bản?
Có lẽ sẽ không thể nào liệt kê hết ra số lượng tác gi có năng khiếu viết truyện tranh, nhưng có 2 người mà chúng ta không thể không đề cập đến: Người thứ nhất là Tezuka Osamu (1928-1989). Ông đã viết khá nhiều truyện, và 2 trong số các truyện nổi tiếng, là Astro Boy và Chúa tể rừng xanh (Jungle King). Astro Boy là câu chuyện nói về cuộc phiêu lưu của một cậu bé robot có trái tim dũng cảm và nhân hậu. Chúa tể rừng xanh nói về một chú sư tử đã trưởng thành và trở thành chúa tể của rừng. Ông cũng chính là người có công trong lĩnh vực phim hoạt hình ở Nhật Bản. Người thứ hai là Hasegawa Machiko (1920 – 1992). Truyện tranh vui 4 khung hình Sazaesan tập trung nói về một người vợ trẻ tên là Sazae, và đưa một cái nhìn vui vẻ vào cuộc sống hàng ngày của gia đình có đủ 3 thế hệ của cô. Ngay từ lần đầu tiên được đăng trên báo, nó đem lại niềm vui và sự hạnh phúc cho bao nhiêu người trên khắp nước Nhật, bất kể người lớn hay trẻ con. Ngay cả hiện nay, những mẩu truyện tranh hài hước này vẫn được bán nhiều dưới dạng sách, và những chương trình hoạt hình trên TV dựa trên dạng truyện này cũng khá phổ biến.
Ngoài ra khán giả Việt Nam không thể quên Fujiko Fujio (Tên thật là Fujimoto Hiroshi), tác giả Doremon (Tên tiếng Nhật là Doraemon).
Q: Có những phim hoạt hình nào của Nhật nổi tiếng?
Nhật Bản là nước sản xuất nhiều phim hoạt hình nhất trên thế giới. Cụm từ “anime” đã được đưa vào trong tiếng Anh. Những bộ phim hoạt hình cũ của Tezuka Osamu như Tetsuwan Atomu (Astro boy) đã rất phổ biến ở Mỹ.
Gần đây, những phim hoạt hình như Thuỷ thủ mặt trăng (Sailor Moon) cũng rất nổi tiếng ở Mỹ. Có rất nhiều phim hoạt hình đã được đem sang các nước khác và được xem nhiều ở khắp các nước trên thế giới. Một người cũng rất xuất sắc hiện nay là Miyazaki Hayao, tác giả của Kaze no Tani no Naushika (Nausica – Thung lũng của gió) và Tonari no Totoro (Người hàng xóm của tôi Totoro) cũng đã trở nên rất nổi tiếng.
Q: Những nhạc sĩ người Nhật nào nổi tiếng trên thế giới?
Trong thời kì sau chiến tranh, có rất nhiều nhạc sĩ trẻ đã đoạt giải thưởng trong kì thi quốc tế và được biết đến trên toàn cầu. Người đầu tiên được thế giới biết đến là Ông Ozawa Seiji, người chỉ huy giàn nhạc giao hưởng Boston.
Mặc dù còn nhỏ, nhưng nghệ sĩ vi-ô-lông Goto Midori đã có mặt trong danh sách những nghệ sĩ nổi tiếng. Một sách của Mỹ đã thậm chí có 1 đoạn về buổi biểu diễn của Goto, khi mà cô còn phải mượn violin của người chủ rạp hát vì đàn của cô bị đứt dây, tuy nhiên cô vẫn biểu diễn rất hay. Uchida Mitsuko cũng đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới vì những buổi biểu diễn nhạc Mozart trên đàn piano của cô. Ca sĩ opera Nakamaru Michie được cả châu Âu biết đến về cả giọng ca và phong cách biểu diễn. Một số nhạc sĩ ngoài nhạc cổ điển cũng được toàn thế giới biết đến là Kitaro và Tomita Isao, cả hai đều là người sáng tác và biểu diễn nhạc tổng hợp, và Sakamoto Ryuichi cũng đã được giải thưởng Academy cho lời bài hát của phim(OST) hay nhất.
Q: Những loại nhạc cổ điển nào phổ biến ở Nhật Bản?
Mặc dù phong cách nhạc của người Nhật không khác nhiều so với các nước khác trên thế giới nhưng cũng có hai bài hát đặc biệt phổ biến đối với người Nhật. Một là bài Bốn mùa (Four Seasons của Vivaldi, tiếng Nhật là Shiki), đã được sản xuất lại bởi đội hợp xướng I Musici và bán được 2.800.000 đĩa CDs ở Nhật. Hai là bản giao hưởng thứ 9 (Ninth Symphony) của Beethoven. Vào dịp cuối năm, buổi hoà nhạc Bản giao hưởng thứ 9 được trình diễn ở khắp nơi, và có rất nhiều ca sĩ nghiệp dư muốn tham gia vào dàn hợp xướng đó. Đây có thể coi là một hiện tượng kì lạ đối với Nhật Bản.
Q: Giới trẻ của Nhật Bản thích nghe những loại nhạc nào?
Để thoải mái, thư giãn khi nghe nhạc, giới trẻ Nhật Bản thường tập trung nghe những bài hát nằm trong bảng top hit của Mỹ và Anh, những loại nhạc như: Rock, Hiphop, Reggae, Eurobeat, và những nhóm nhạc nhảy … Nhưng những lúc biểu diễn, thì họ lại chọn những bài hát của Nhật: Mister Children, Southern All Stars, B’z … và một số ban nhạc khác bán được khoảng vài trăm nghìn copy của mỗi CD họ cho ra đời. Gần đây tuổi trung bình của các ban nhạc giảm hẳn, ca sĩ Utada Hikaru nổi tiếng từ năm 16 tuổi, hai ban nhạc trẻ Zone và Morning Musume với hầu hết các thành viên đang học cấp 2 luôn dẫn đầu danh sách số lượng đĩa CD bán được. Ca sĩ bán được nhiều đĩa CD nhất năm 2001 là Hamasaki Ayumi. Ở Nhật, Karaoke có ở từng ngõ ngách đường phố, và đa số những bài hát hay mới đều có trong nhạc Karaoke, bằng cách này thực sự đã giúp rất nhiều cho việc phổ biến một bài hát. Song song với việc thống kê số lượng CD bán được, hàng tuần người ta cũng thống kê các bài hát được hát nhiều nhất trong các quán Karaoke.
Q: Những hoạ sĩ Nhật nào nổi tiếng khắp thế giới?
Những cái tên mà rất nhiều người nước ngoài biết đến trong thời kì Edo là Hokusai, Utamaro và Sharaku có lẽ vì những hoạ sĩ này có liên quan đến rất nhiều hoạ sĩ châu Âu như Van Gogh và Monet. Có những hoạ sĩ theo phong cách Nhật (Japanese-style-painting) nổi tiếng gần đây là Sugiyama Yashishi, Higashiyama Kaii, Takayama Tatsuo, Kayama Matazo và Hirayama Ikuo, tình cờ trong 5 người này đều có tên một núi của Nhật trong tên của họ, và được gọi là Năm ngọn núi của nghề sơn Nhật Bản (The Five Mountains of Japanese Painting).
Q: Về mặt kĩ thuật, tranh Nhật khác tranh châu Âu ở chỗ nào?
Cụm từ “Japanese-style-painting” đã được sử dụng sau buổi ra mắt của phong cách vẽ phương Tây, đặc biệt là sơn dầu, từ sau thời Minh Trị. Cụm từ trên thực ra là bao gồm rất nhiều trường phái và phong cách khác nhau. Và phong cách của một vài người gần đây đã có những nét giống với phong cách của hoạ sĩ phương Tây. “Japanese-style-painting” sử dụng loại chất màu dựa trên khoáng chất ở trên giấy và tơ lụa. Những cách truyền thống để làm nhoè màu, vẽ đường thẳng, và chống nhoè màu của mực hay chất màu có thể thay đổi dựa trên loại vật liệu được sử dụng; những cách này yêu cầu sự luyện tập lâu dài và cũng có thể coi là một khía cạnh khác với phong cách phương Tây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét