Con người và tư tưởng Ấn
Hình ảnh những người chờ bố thí của người khác đầy dẫy cả miền bắc nước Ấn. Bức ảnh này chụp ngay bên ngoài Bồ Đề Đạo Tràng trên đường xuống chợ mua Y để vào trong tháp cúng dường.
Chú bé Ấn rất đáng yêu đang đứng chờ xe để qua đường. Phía đằng sau là 4 chiến sỹ thanh niên trai tráng đang đứng chẳng biết làm gì, đằng sau đó là các cửa hàng cửa hiệu bán lẻ.
Hình ảnh chụp bên đường quốc lộ, máy khâu 3 con bướm, một cửa hàng may đo thì phải.
Giao thông ở đây thì thôi rồi, chẳng bao giờ thấy Anh Hùng Núp như ở đất nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam. Không có bắn tốc độ, cũng không có giới hạn trọng tải. Điển hình như chiếc xe lam 6 chỗ cả lái xe này. Bên trong khoảng 10 người nhé, ghế đằng trước có khoảng 3 - 4 người và đu theo phía sau 1, 2, 3, 4 ,5, 6 chú. Choáng luôn.
Đoàn Fam lần này đi có 14 người, do tổng cục du lịch Ấn Độ mời, tài trợ 100% chi phí, ở khách sạn 4 - 5* deluxe, bố trí 1 xe ô tô 29 chỗ nhìn bên ngoài đẹp gần nhất bãi xe của sân bay Delhi. Ấy vậy mà khi bước chân lên xe thì ối giời nước ơi: hình như xe không có giảm sóc thì phải, đi 220km hết 6 tiếng mà cứ nhảy tưng tưng tưng suốt dọc đường, các cánh cửa kính kính bên hông phải lấy giấy gập lại nhét vào cho nó đỡ kêu, tối nào về khách sạn cũng muốn gội đầu vì bụi đỏ đường bám kịt. Thực sự hết chịu nổi, toàn thân dã dời, đau mỏi khắp nơi. Khi sang Ấn nhớ book xe 16chỗ trở xuống nhé.
Với người dân sứ này, sống tạm thời, chết vĩnh hằng. Họ coi cái chết nhẹ như tơ, chẳng nghi lễ gì, không trống kèn mà đơn giản chỉ cần phủ 1 tấm vải, buộc vào kiệu gỗ rồi vác đến nơi hoả táng và rải tro xuống sông Hằng là xong. Nếu thiêu bằng ga thì mất 50 Rubi trong khoảng 2 - 3 tiếng, nếu thiêu bằng khí đốt 500 Rubi trong 2 - 3 ngày.
Một câu chuyện do Thầy Phong kể lại: Thầy có 1 bà chủ nhà, buổi chiều đi chợ về nói chuyện rất vui vẻ. Chiều mai lại không thấy bà chủ đâu mới hỏi Ông chồng là "Where is she", ông ấy trả lời: "Sông Hằng rồi". Có nghĩa là tối hôm đó Bà chết, không kèn không trống, không ai tiễn đưa, không liệm luôn và cũng không thờ không cúng, chỉ việc bỏ Bà vào cái kiệu có 4 người khiêng đi, nhà giàu thì phủ tấm ga màu, nhà nghèo thì phủ tấm khăn hoặc tấm ga. Đi theo sau có mấy ông thầy pháp sư múa may đuổi tà trừ ma. Thế thôi. Vì vậy ở Ấn Độ rất có rất nhiều MA đó.
Đây là cảnh chụp được buổi chiều tà ngay trung tâm thủ đô Delhi, ngay bên đường là những bể tắm tập thể như thế này. Và đặc biệt hơn còn có cả những WC tập thể sát lề đường nữa mới vui mắt là sao, họ chỉ cần quay mặt vào tường, quay mông ra đường ... thế là xong
Bức này chụp ngay giữa trung tâm đông đúc người qua lại. Dân ở đây áp dụng triệt để tư tưởng: Tối đâu là nhà, ngã đâu là giường, bất kỳ ở góc đường nào phía Bắc của Ấn đều có thể nhìn thấy bức tranh cộng đồng như thế này, người dân ngủ la liệt ngoài hè phố, bò, ngựa, cừu thì nhởn nhơ bên cạnh. Đặc biệt người dân cứ túm năm tụm bảy với nhau để tám chuyện với nhau.
Bức ảnh chụp trên đường từ Delhi đi Agra, người dân ra ngoài cửa ngồi sưởi nắng và chuyện trò. Thực tình thì khu vực này không thể gọi là nhà, mà là những túp lều, lán tạm bợ để chui ra chui vào thì đúng hơn. Nó được dựng lên bởi những tấm gỗ, ván và che đậy sơ sài từ những vách ngăn, lụp xụp, cơ cực, vi hàn
Ở Ấn, Bò là con vật linh thiêng hay còn gọi là cụ tổ của người Ấn. Vì vậy mỗi con bò sinh ra đều được khai sinh và khi chết đi sẽ hoả táng, rắc tro ra sông Hằng. Người Ấn nuôi bò chỉ để lấy sữa uống và phân trộn với rơm làm thành chất đốt. Qua Ấn chơi, mọi người sẽ thật ngạc nhiên khi thấy bò tung tăng tung tảy giữa đường, thích đi đâu thì đi, bò xuất hiện ở tất cả các nơi nào nó muốn, cảm nhận thế nào là cuộc sống bầy đàn ở nơi đây rất rõ ràng.
Còn đây cũng là ẤN ĐÓ - CON LAI MÀ
Với đám trẻ ở dọc đường từ Bồ Đề Đạo Tràng về Patna, được chụp ảnh cũng là một niềm hạnh phúc vô bờ với tụi nhỏ. Tụi chúng đứng xúm xít lại vào mình đứa này muốn bắt tay, đứa kia cũng muốn bá vai bá cổ, các anh chị em trong đoàn sợ tụi chúng làm khó nên chạy hết, chỉ còn có mỗi 1 đứa là bình thản đứng lại giao lưu với nhau bằng ngôn ngữ cử chỉ khua chân múa tay. Hi hi hi, lúc này tự dưng thấy mình cứ như là SAO vậy, chỉ tiếc chẳng có ai xin chữ ký thôi.
Trong cuộc sống vội vã, quay cuồng hiện tại, nhiều người đã mất đi niềm tin. Họ quan niệm rằng sống để thụ hưởng, để thoả mãn các nhu cầu vật chất vì chết là hết. Không có Thượng đế hay một quyền năng siêu phàm gì hết.
Nhưng, Ấn độ lại là xứ có rất nhiều tôn giáo. Tôn giáo gắn liền với đời sống và trở nên một động lực rất mạnh làm chủ mọi sinh hoạt người dân xứ này. Người Ấn thường tự hào rằng văn hoá của họ là một thứ văn minh tôn giáo và dân xứ này được thừa hưởng một kho tàng minh triết thiêng liêng không đâu có.
Rishikesh! Một tên gọi linh thiêng, thành phố của các vị thánh. Từ lâu nay người ta đã coi thành phố này như một thánh địa mà tất cả những kẻ cầu đạo đều phải đến để đắm mình trong bầu không khí thiêng liêng. Rishikesh nằm ở một vị trí đặc biệt và là cánh cửa vào rặng Hy Mã Lạp Sơn. Từ đó đi lên hướng bắc là rặng núi hùng vĩ, chứa đựng những điều huyền bí. Phía nam là con sông Hằng, dòng sông thiêng của Ấn giáo. Một người Ấn bất kể giai cấp, trí thức, đều ít nhất một lần trầm mình trong dòng nước này để đón nhận những ân phược mà dòng sông mang lại.
Đối với tâm thức người Ấn Độ, dòng sông Hằng Ganga là 1 dòng sông linh thiêng có khả năng thanh tẩy mọi tội lỗi. theo thần thoại, nữ thần Ganga được sinh ra từ 1 ngón chân thần Vishnu. Bà sống trên trời trước khi xuống trần gian. Khi mặt đất phủ đầy tro hỏa táng, hiền nhân Bhagiratha đã câu khấn thần Brahma và Shiva để cho dòng sông Hằng chảy xuống trần gian để rửa sạch lớp tro này và giải thóat cho linh hồn những người chết. Để phòng ngừa sự ngập lụt nguy hại, thần Shiva để cho nước rót xuống đầu mình chảy ngoằn ngoèo qua các lọn tóc rối quăn của thần và thần đã chia nó ra làm 7 con suối chảy yên lành trên nước Ấn Độ.
Với niềm tin như thế, hàng triệu người dân Ấn Độ hàng năm, hay ít nhất là 1 lần trong đời mình đều phải đến đây để hành hương. Họ muốn được tắm dưới dòng sông Hằng, uống nước sông Hẳng, và chết thả mình dưới dòng sông Hằng linh thiêng thần thánh nhằm được giải thoát khỏi bể khổ muôn đời
Nguồn: goldentour
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét