Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Phượng Hoàng Cổ Trấn


Phượng Hoàng Cổ Trấn 

Phượng Hoàng Cổ Trấn
Cuộc đời là những chuyến đi, nối tiếp từ chuyến đi này tới chuyến đi khác. Suy qua nghĩ lại thấy sung sướng thật đó. Golden Tour là lại chuẩn bị được vi hành cùng CLB Lữ Hành HN theo hành trình Phượng Hoàng Cổ Trấn và Trương Gia Giới. Hi hi . . . Đi thì mệt không đi cũng tiếc. Thôi mệt một chút chứ không lại phải . . . tiếc . . . tiếc . . . tiếc . . .
Là một thành cổ nhỏ bé được biết đến như một thành nhỏ đẹp nhất Trung Quốc nằm ở tình Hồ Nam - Trung Quốc, với những ngôi nhà cổ áp sát vào núi và soi mình xuống dòng Đà Giang, là nơi sinh sống của dân tộc Miêu. Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, Lầu Miêu Miêu, Bắc Môn Cổ Thành, Lầu Phong Thúy Hồng Kiều, Viện Bảo Tàng Cổ Thành…
Sự pha trộn về cơ cấu dân cư cũng như là nơi cư trú của bộ phận dân tộc thiểu số, nhiều nhất vẫn là người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi. Phượng Hoàng trấn còn là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả vùng. Nằm cạnh con sông Đà Giang, thành cổ còn lưu giữ nhiều thành quách, những dãy phố, những căn nhà cổ, gia trang, văn miếu, đền chùa. Số tuổi của nó đã khiến cho Phượng Hoàng trở thành một trong những bảo tàng sống về văn hóa các dân tộc: 1300 năm.
 



Cảnh sắc chỉ có ở Phượng Hoàng cổ trấn.
 
 


 
Những con thuyền chở khách du ngoạn trên sông.


Phượng Hoàng cổ trấn trải dài với những ngõ sâu hun hút, những ngôi nhà rêu phong với mái ngói cổ âm dương dày dặn, những mái cong kiêu hãnh. Bước chân vào ngôi thành tuổi đời 1.300 năm này, bạn có cảm giác như mình đi lạc vào câu chuyện cổ xưa. Con đường lát đá bóng bảy sau cơn mưa nhè nhẹ. Những mái ngói cong thâm sẫm một màu. Vẻ đẹp của thành cổ có mưa mới thực sự lộ hết "nhan sắc". Con ngõ thâm trầm, tiếng lóc cóc của chiếc xe chở hàng xa xa. Trời lạnh hơn sau mưa. Những bức tường rêu phong tốt tươi và hoa đẫm trong cơn mưa nhẹ.
 

 

 
Người dân tộc ở đây vẫn đang giữ lại cho mình những nét sinh hoạt rất riêng và xưa cũ. Kiến trúc mang đậm phong cách riêng biệt của thành cổ. Bờ tường của quán và những cây cột gỗ chi chit giấy đính, được đóng vững chắc bằng đinh tán, phần lớn là được viết bằng chữ tượng hình của người Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản
 
 
Đoạn bờ sông của của trấn chưa đầy một km có đến 10 cây cầu, một vài cây cầu trong số đó cực kỳ đặc biệt. Hồng Kiều duyên dáng với kiến trúc cầu có mái che, một chiếc cầu - nhà, được thiết kế theo phong cách “Phượng Hoàng” đặc trưng của cổ trấn. Một cây cầu gỗ ghép cong dưới chân một đoạn thác lùn róc rách, một bên còn có chiếc cọn nước rêu phong quay nhịp nhàng suốt đêm ngày. Đặc biệt nhất là cây cầu được đổ trụ bằng những cột đá theo nhịp bước chân, có hai luồng đi cho hai chiều ngược nhau, cách đó không xa là một cây cầu gỗ khác gồm những đoạn cầu bắc qua mố trụ đứng chênh vênh, bề rộng chỉ chừng hơn nửa mét
Những vị khách hiếm hoi của Phượng Hoàng
 
 
 
 
Thú vị nhất là được ngôi trên con thuyền ngăm nhìn những ngôi nhà cổ từ giữa dòng Đà Giang
 

 
  Cảnh đẹp trên sông Đà Giang đẹp mê hồn sau những cơn mưa vừa dứt


  
Tại cổ trấn, du khách có thể tìm rất dễ dàng nhưng sinh hoạt rất đời thường của các dân tộc. Một vài người Miêu bên mẹt hàng nhỏ thêu thùa khâu vá hay làm đồ thủ công mỹ nghệ bằng bạc rất khéo léo. Hay gặp người Hán đi lang thang bán cho du khách những chiếc vòng hoa đeo cổ, đội đầu xinh xinh. Hoặc người Thổ Gia làm đèn hoa bằng giấy với nhụy là một cây nến nhỏ, để ai đó có thể đốt lên ước mơ của mình và thả xuống dòng sông. Con sông Đà Giang chảy qua cổ trấn không quá sâu, đáy sông có nhiều tảo và rêu tạo cho mặt nước một màu xanh lục. Điểm thú vị ở chỗ dân trong thành thường ra bờ sông để tắm táp, giặt giũ, rửa rau, hoa quả trước khi đem bán ngoài chợ hoặc quanh phố cổ dù trong nhà cũng có phòng tắm riêng. Có hệ thống dẫn nước, có máy giặt nhưng chỉ dùng để vắt đồ. Và dường như tắm sông vào mỗi sáng hay mỗi chiều đã trở thành một nghi thức quen thuộc của người dân địa phương chốn này.
Trước đây, nơi này vốn chỉ là một thị trấn nhỏ nằm về một phía của bờ sông. Theo thời gian, người địa phương chuyển sang sinh sống ở cả hai bên bờ. Những cây cầu nối hai bờ của dòng sông là nét đặc biệt của thị trấn này. Có đến cả chục cây cầu bắc qua con sông nhỏ, từ những câu cầu đá có tuổi đời bằng với khu thành cổ, cây cầu gỗ hình gấp khúc, cây cầu sắt cho đến cây cầu bê-tông lớn dành cho xe cơ giới qua lại.
 
Buổi sáng thường bắt đầu bằng lời hẹn ở quán cà phê ven sông. Dọc hai bên bờ con sông nhỏ - đúng ra nên gọi là một dòng suối lớn - là những dãy nhà gỗ cũ kỹ, nằm cheo leo bên vách núi và gác mấy cái chân gỗ khẳng khiu xuống lòng sông. Chúng tôi chọn một quán cà phê xinh xắn kiểu Âu, ngồi bên khung cửa rộng nhìn ra mặt nước, uống cà phê và ca cao nóng trong những chiếc cốc sứ vẽ họa tiết đơn giản. Cả nhóm cứ ngồi nói chuyện và ngắm sông. Không khí ở đây tự nhiên làm người ta lười biếng. Tới những con chó cảnh cũng lười. Chúng cứ nằm ì ra bên hiên nhà mặc cho người qua lại vuốt ve, chụp ảnh... Thỉnh thoảng, có con còn được chủ cho lên thuyền dạo một vòng 


 
 
Phượng Hoàng có tuổi đời hơn 1.300 năm, được xây dựng từ đời Minh - Thanh nằm dọc bờ Đà Giang và là nơi cư trú của các dân tộc Hán, Miêu, Thổ Gia. Cổ trấn khá phát triển các dịch vụ du lịch nhưng vẫn giữ nguyên nếp sinh hoạt truyền thống bản địa. Một cổ trấn đẹp với những căn nhà cổ nằm san sát hai bên bờ sông. Những cây cầu bắc qua sông, cái lộng lẫy cầu kỳ như Hồng Kiều, cái đơn giản chỉ là những mảnh gỗ ghép lại hay những cọc ximăng xếp bên nhau đều đặn. Những lối mòn lát đá âm u và cô quạnh trong đêm, dưới ánh đèn đường vàng vọt và những căn nhà gỗ cửa đóng then cài.
 

Cổng thành buổi sớm


Giờ ngoại khoá học vẽ của học sinh tiểu học bên bờ sông:


Hầu hết các mái ngói đều có phù điêu phượng hoàng


Một cổ trấn đẹp với những căn nhà cổ nằm san sát hai bên bờ sông. Những cây cầu bắc qua sông, cái lộng lẫy cầu kỳ như Hồng Kiều, cái đơn giản chỉ là những mảnh gỗ ghép lại hay những cọc ximăng xếp bên nhau đều đặn. Những lối mòn lát đá âm u và cô quạnh trong đêm, dưới ánh đèn đường vàng vọt và những căn nhà gỗ cửa đóng then cài. Trong thành

 
Một chút Phượng Hoàng đêm. Buổi tối, cổ trấn biến mình, khoác bộ cánh vui tươi. Những d đèn màu viền theo các đường nét kiến truc, in bóng xuống lòng sông tạo nên khung cảnh rực rỡ. Bên kia cầu, từ 5-6 giờ chiều, khu phố ẩm thực bắt đầu mở cửa.Cầu Phượng Hoàng
 



Một cổng thành khác

 
Như một bức tranh cổ nằm ẩn dưới lớp màu hiện đại, lúc nào tôi cũng cảm thấy bên dưới vẻ ồn ào náo nhiệt này là con phố nâu buồn bã, những ngõ nhỏ nằm nghiêng đợi bước chân của cô thôn nữ gánh nước mỗi sáng sớm... Hai mùa đẹp nhất trong năm ở đây là đông và chớm xuân. Những ngày rét buốt nhất (khoảng tháng 1) mang tới lớp áo tuyết nặng trịch trên những mái nhà, tới con sông cũng co mình vì rét. Còn những ngày đầu xuân (chừng tháng 2) lại khiến cho những buổi sáng sớm trở nên đáng chờ đợi bởi màn sương biến tất cả thành ảo ảnh, và làm dậy lên trên lối đi và các vách gỗ một mùi ải mục sau mưa.

 

Hầu hết các mái ngói đều có phù điêu phượng hoàng

 
Bên trong thành. Những căn nhà gỗ và đèn lồng đỏ là kiến trúc đặc trưng tại đây.





 
Cổ trấn lung linh trong đêm
 
Sau khi rời khỏi thành cổ Phượng Hoàng, chúng tôi xuôi xuống phía nam tỉnh Hồ Nam để đến với Hồng Giang Cổ Trấn. Xuôi xuống phía nam từ Phượng Hoàng, Hồng Giang Cổ trấn cách khoảng 180km. Chiều quay lại từ Phượng Hoàng về Huaihua, lại đi đến tiếp bến xe phía nam Huaihua để bắt xe về Hongjiang. Ở Hồ Nam, các bến xe thường được phân làm các bến khác nhau: bến phía bắc chuyên có xe chạy lên các điểm phía bắc như Phượng Hoàng, Dehang, Zhangjiajie, bến phía nam gồm toàn xe chạy xuống bên dưới phía bản đồ. 16h xe chạy đến Hồng Giang Cổ trấn và đỗ ngay trước cổng vào cổ trấn. Quái lạ, chả thấy cổ trấn đâu mà chỉ thấy vẫn là các con phố nhem nhuốc, thành thị quê mùa. Hỏi đi hỏi lại một lúc mới biết đây là đầu ngõ để đi vào cổ trấn. Cổ trấn bị bao bọc bởi 3 dãy phố chính, bên ngoài các khu nhà cổ bị phá dỡ dành chỗ cho nhu cầu về cái ăn, cái mặc của ngừoi dân nơi đây,những dãy phố sáng trưng toàn cửa hàng. Nhưng ẩn sâu bên trong những con ngõ bé xíu, ngoằn nghèo mới thực sự là cổ trấn, nơi được xây dựng từ những thế kỉ 17 thời nhà Thanh, là nơi trung tâm thương mại có tiếng ở phía Nam. Nơi đây vẫn còn nguyên những ngân hàng, trường học, bệnh xá, nhà hát kịch, hiệu thuốc... Là một cổ trấn phát triển rực dưới triều đại nhà Thanh nên kiến trúc không khác mấy so với một số làng cổ ở gần Thượng Hải, Nam Kinh. 

Hồng Giang cổ trấn đang được khuyếch trương cho phát triển du lịch, nhưng thực sự những người dân ở đây cũng chả háo hức và mong đợi những lợi ích kinh tế lắm từ cổ trấn này. Khi chúng tôi đến vào buổi tối, cả cổ trấn vắng lặng im lìm, tối tăm và không một khách du lịch. Thi thoảng vang vọng những tiếng chó sủa, tiếng chân bước lộc cộc và những bóng người già vật vờ đi lại. Cảm giác lúc này là lạnh người vì sợ. Không phải là vì cảm giác rợn người vì cảnh tiêu điều, ma ám, mà còn vì trong đêm tối ko một ánh đèn, gặp cướp thì hai đứa cũng đi đời. Nhưng đó là nơi họ đã sinh ra, lớn lên và sống qua nhiều thế hệ. Kiến trúc những ngôi nhà cổ rất đặc biệt và dường như là nơi nuôi dưỡng vào bảo tồn các giá trị văn hoá từ đời này sang đời khác. Mỗi ngôi nhà đều tường cao và diện tích rất rộng, có một cửa chính nhỏ hẹp nằm trên những ngõ nhỏ heo hút. Bên trong là một không gian mở, ở giữa là giếng trời, bao quanh là các phòng được bố trí riêng biệt.

Sáng hôm qua, tôi trở lại để chứng kiến toàn cảnh cổ trấn. Vẫn chả thấy một bóng khách du lịch nào, về sau lúc về Jingzhou để bắt tàu về Nam Ninh, khi bị dẫn vào đồn công an thì mới biết hình như có luật nào đấy cấm người nứoc ngoài ở đây. Thảo nào... 


Nguồn: goldentour

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét