Ngôi nhà hoang dã của gã họa sĩ “gàn”
Nhiều người bảo anh điên, lại có người bảo anh gàn. Vợ đẹp, con ngoan đã trưởng thành, có nhà thành phố mà không chịu ở.
Rời bỏ ghế quan trường, gã rủ áo nhẹ tênh, gói ghém hành trang là túi xách nhỏ với bút cọ, màu sơn lên vùng rừng núi Mỹ Sơn dựng căn nhà tranh vách đất dưới chân tháp cổ để sống và vẽ. Nguyễn Thượng Hỷ tốt nghiệp trường Mỹ thuật Huế và về công tác tại trung tâm bảo tồn di tích Quảng Nam-Đà Nẵng hơn 30 năm nay.
Bỏ chốn quan trường
Không giống như bao họa sĩ ở chốn đô thành nhà cao cửa rộng với phòng tranh đồ sộ cùng những cuộc triển lãm hoành tráng trong và ngoài nước.
Với họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, người mà tôi đã nhìn thấy anh hơn 16 năm qua trên những nẻo đường đất Quảng vẫn cái tạng người còm nhom, râu ria mà nhìn từ xa giống như gã nghiện ấy lại có sức sống và sức làm việc khác người.
Từng làm “trợ lý” cho Kiến trức sư Kazik. Hàng chục năm trời ăn, ngủ nơi khu tháp cổ Mỹ Sơn mà mãi đến bây giờ bạn bè, đồng nghiệp và người quen gắn cho gã cái tên thân thương: Họa sĩ Chăm.
Nhiều đồng nghiệp ở Trung tâm bảo tồn di tích Quảng Nam bảo với tôi rằng với họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ chỉ là công việc và suốt đời làm lính. Hơn 30 năm làm lính, cuối cùng anh cũng được đề bạt cất nhắc lên chức trưởng phòng. Nhưng anh nhẹ nhàng từ chối và xin nghỉ hưu trước tuổi, rời chốn quan trường trở về với nghiệp vẽ.
Hơn 1 năm nay kể từ ngày rời chốn quan trường, gã vẫn cặm cụi làm công việc không tên của mình là đo vẽ các di tích Chăm mới được phát lộ và dựng lều tranh dưới miền tháp cổ Mỹ Sơn để vẽ. Với gã, chỉ có đo vẽ và vẽ. Nếu không vẽ chắc gã chết khô.
Gom chút tiền bán tranh cùng với số tiền xin vợ, gã dựng căn nhà tranh vách đất tại khu đồi thôn Mỹ Sơn. Hôm tôi đến, đứng nhìn quanh làng là những căn nhà xây tinh tươm, chỉ có căn nhà tranh vách đất của gã đứng chỏng chơ giữa đồi hoang mới thấy lạ lẫm.
Gã bảo không thích nhà xây, cả đời gã ở nhà tranh vách đất quen rồi. Gã khoe với tôi rằng căn nhà tranh vách đất ấy đúng nguyên mẫu nhà tranh cổ của người Quảng Nam mà gã bảo là nhà sinh thái thân thiện với môi trường.
Căn nhà tranh 3 gian hai chái có hình tròn giống như nhà Gươl sinh hoạt cộng đồng của bà con Cơ Tu miền rừng Quảng Nam. Anh gân cổ giống như người Quảng Nam cãi: "Cái nhà nớ là nhà tranh tre mái lá theo một loại nhà ở đã tồn tại từ lâu ở Quảng Trị, Quảng Nam… có hai tầng mái bằng tre và đất sét. Không phải nhà Gươl của bà con Cơ Tu đâu".
Và gã giải thích: "Ở Quảng Trị gọi là nhà mái xông, ở Quảng Nam gọi là nhà bỏ đất (hay trần bích), ở Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn gọi là nhà đắp, Bình Định, Phú Yên gọi là nhà lá mái. Tên gọi thì khác nhau, nhưng cấu tạo ngôi nhà gần giống nhau và tui làm cái nhà ni nguyên mẫu nhà mái lá hoàn toàn thân thiện với môi trường".
Bỏ chốn quan trường
Không giống như bao họa sĩ ở chốn đô thành nhà cao cửa rộng với phòng tranh đồ sộ cùng những cuộc triển lãm hoành tráng trong và ngoài nước.
Với họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ, người mà tôi đã nhìn thấy anh hơn 16 năm qua trên những nẻo đường đất Quảng vẫn cái tạng người còm nhom, râu ria mà nhìn từ xa giống như gã nghiện ấy lại có sức sống và sức làm việc khác người.
Từng làm “trợ lý” cho Kiến trức sư Kazik. Hàng chục năm trời ăn, ngủ nơi khu tháp cổ Mỹ Sơn mà mãi đến bây giờ bạn bè, đồng nghiệp và người quen gắn cho gã cái tên thân thương: Họa sĩ Chăm.
Nhiều đồng nghiệp ở Trung tâm bảo tồn di tích Quảng Nam bảo với tôi rằng với họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ chỉ là công việc và suốt đời làm lính. Hơn 30 năm làm lính, cuối cùng anh cũng được đề bạt cất nhắc lên chức trưởng phòng. Nhưng anh nhẹ nhàng từ chối và xin nghỉ hưu trước tuổi, rời chốn quan trường trở về với nghiệp vẽ.
Hơn 1 năm nay kể từ ngày rời chốn quan trường, gã vẫn cặm cụi làm công việc không tên của mình là đo vẽ các di tích Chăm mới được phát lộ và dựng lều tranh dưới miền tháp cổ Mỹ Sơn để vẽ. Với gã, chỉ có đo vẽ và vẽ. Nếu không vẽ chắc gã chết khô.
Gom chút tiền bán tranh cùng với số tiền xin vợ, gã dựng căn nhà tranh vách đất tại khu đồi thôn Mỹ Sơn. Hôm tôi đến, đứng nhìn quanh làng là những căn nhà xây tinh tươm, chỉ có căn nhà tranh vách đất của gã đứng chỏng chơ giữa đồi hoang mới thấy lạ lẫm.
Gã bảo không thích nhà xây, cả đời gã ở nhà tranh vách đất quen rồi. Gã khoe với tôi rằng căn nhà tranh vách đất ấy đúng nguyên mẫu nhà tranh cổ của người Quảng Nam mà gã bảo là nhà sinh thái thân thiện với môi trường.
Căn nhà tranh 3 gian hai chái có hình tròn giống như nhà Gươl sinh hoạt cộng đồng của bà con Cơ Tu miền rừng Quảng Nam. Anh gân cổ giống như người Quảng Nam cãi: "Cái nhà nớ là nhà tranh tre mái lá theo một loại nhà ở đã tồn tại từ lâu ở Quảng Trị, Quảng Nam… có hai tầng mái bằng tre và đất sét. Không phải nhà Gươl của bà con Cơ Tu đâu".
Và gã giải thích: "Ở Quảng Trị gọi là nhà mái xông, ở Quảng Nam gọi là nhà bỏ đất (hay trần bích), ở Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn gọi là nhà đắp, Bình Định, Phú Yên gọi là nhà lá mái. Tên gọi thì khác nhau, nhưng cấu tạo ngôi nhà gần giống nhau và tui làm cái nhà ni nguyên mẫu nhà mái lá hoàn toàn thân thiện với môi trường".
Căn nhà sinh thái mà gã đang sở hữu là tự tay gã xây dựng riêng cho mình.Hôm tôi đến thăm căn nhà gã đi vắng, tôi mở cửa đột nhập vào trong căn nhà ấm cúng của gã làm toàn tranh tre, nứa lá và đất sét.
"Chỉ có 3 thứ vật dụng trong nhà mà như lời gã giải thích là phải hiện đại hóa đó là cái bếp ga, nồi cơm điện và bồn vệ sinh. Lẽ ra tui thay bếp ga bằng bếp củi dựng 3 ông Táo và cái nồi nấu cơm phải là nồi đất. Nhưng do công việc bận rộn nên đành vậy…", gã họa sĩ “gàn” giãi bày
Nguyện làm cư dân miền tháp cổ
Hơn 15 năm ăn ngủ với những tháp Chăm cổ, cái thần, cái hồn của những tòa tháp rêu phong nơi tháp cổ Mỹ Sơn đã ám vào gã không dứt ra được. Mãi đến bây giờ ngồi với gã bất kỳ đâu cũng đem chuyện tháp Chăm ra nói chuyện.
Riêng chuyện gã dứt áo “từ quan” nhẹ tênh về dựng nhà tranh vách đất nơi miền tháp cổ này để sống và vẽ mới thấy chuyện những ngôi đền tháp Mỹ Sơn đã “ám” và “vận” vào gã như thế nào.
Cách đây nhiều năm, Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cùng đồng nghiệp Lê Việt Thắng thực hiện phòng tranh “Hồn của gạch” trưng bày cạnh khuôn viên quần thể di tích.
Do là tranh cỡ lớn, chuyển đi trên đường rừng nên cả hai khá vất vả. Và rồi điều không mong đã đến, xe chở tranh bị lật, Nguyễn Thượng Hỷ bị văng xuống đường. Nhưng thật may, anh chỉ trầy xước nhẹ, không phải vào nhà thương. Hôm khai mạc phòng tranh, anh nói: "Có lẽ nhờ thần Siva độ trì nên mình không sao!". Nhiều bạn bè quốc tế, trong đó có đại diện vùng Nord - Pas de Calais (Pháp) biết chuyện, đến thăm, anh tặng hai bản dập Kala và chúc mọi người luôn may mắn.
"Chỉ có 3 thứ vật dụng trong nhà mà như lời gã giải thích là phải hiện đại hóa đó là cái bếp ga, nồi cơm điện và bồn vệ sinh. Lẽ ra tui thay bếp ga bằng bếp củi dựng 3 ông Táo và cái nồi nấu cơm phải là nồi đất. Nhưng do công việc bận rộn nên đành vậy…", gã họa sĩ “gàn” giãi bày
Nguyện làm cư dân miền tháp cổ
Hơn 15 năm ăn ngủ với những tháp Chăm cổ, cái thần, cái hồn của những tòa tháp rêu phong nơi tháp cổ Mỹ Sơn đã ám vào gã không dứt ra được. Mãi đến bây giờ ngồi với gã bất kỳ đâu cũng đem chuyện tháp Chăm ra nói chuyện.
Riêng chuyện gã dứt áo “từ quan” nhẹ tênh về dựng nhà tranh vách đất nơi miền tháp cổ này để sống và vẽ mới thấy chuyện những ngôi đền tháp Mỹ Sơn đã “ám” và “vận” vào gã như thế nào.
Cách đây nhiều năm, Họa sĩ Nguyễn Thượng Hỷ cùng đồng nghiệp Lê Việt Thắng thực hiện phòng tranh “Hồn của gạch” trưng bày cạnh khuôn viên quần thể di tích.
Do là tranh cỡ lớn, chuyển đi trên đường rừng nên cả hai khá vất vả. Và rồi điều không mong đã đến, xe chở tranh bị lật, Nguyễn Thượng Hỷ bị văng xuống đường. Nhưng thật may, anh chỉ trầy xước nhẹ, không phải vào nhà thương. Hôm khai mạc phòng tranh, anh nói: "Có lẽ nhờ thần Siva độ trì nên mình không sao!". Nhiều bạn bè quốc tế, trong đó có đại diện vùng Nord - Pas de Calais (Pháp) biết chuyện, đến thăm, anh tặng hai bản dập Kala và chúc mọi người luôn may mắn.
Có lẽ, sau cố kiến trúc sư Kazik, Nguyễn Thượng Hỷ là người thuộc top gắn bó với Mỹ Sơn lâu nhất. Trên 15 năm qua, anh trở thành cư dân Mỹ Sơn, nhiều khi quên mình là người Đà Nẵng. Gã kể cho tôi nghe về bức tượng Chăm bằng đất nung do một anh bạn tặng, gã đem về nhà trưng bày. Hôm có người bạn đến chơi năn nỉ mua, anh bảo nếu thích thì đem về.
Vài tháng sau có người khách tây đến hỏi mua bức tượng Chăm với cái giá nhiều nghìn đô la, anh bạn hối hả điện báo với gã rằng bức tượng đó có người trả nhiều nghìn đô bán không? Gã cười bảo: tượng đã cho rồi thì tự quyết!
Khi hỏi chuyện, gã mới hay rằng vị khách tây đến mua bức tượng ấy sau nhiều ngày tìm hiểu biết được là bức tượng do gã tặng người bạn nên mới mua. Vì như vị khách tây bảo: tượng của gã chắc chắn 100% là tượng thật. Bởi gã đã có hơn 20 năm ăn nằm với tháp cổ!
Căn nhà lá của gã bây giờ được chọn làm nhà sinh hoạt cộng đồng cho dự án homestay đi vào hoạt động vào đầu năm 2013 trong chương trình du lịch giảm nghèo do Chính phủ Luxembourg tài trợ. Tất nhiên, gã bỗng dưng trở thành “già làng” tự phong mà du khách tây đến đây ở lại sẽ được gã nói chuyện về những ngôi tháp cổ Mỹ Sơn.
Ngôi nhà đơn sơ thân thiện với môi trường của họa sỹ Nguyễn Thượng Hỷ
Ngôi ngà giữa vườn cây trên lưng đồi cạnh tháp Chăm Mỹ Sơn
Cận cảnh ngôi nhà bình dị tranh tre nứa lá vách đất với hoa dại
Quanh ngôi nhà vách đất ấy là hồ nước nhân tạo với sen, súng tạo cảm giác thư thái mát mẻ.
Nhà tắm giữa thiên nhiên hoang dã
Quanh nhà là hồ nước cùng hoa dại quyện giữa cây xanh
Góc phòng vẽ đơn sơ của họa sỹ Nguyễn Thượng Hỷ
Trần và kiến trúc trong ngôi nhà bằng tranh tre mái lá.
Phòng tiếp khách đơn sơ với bàn tre giản đơn.
Trước và quanh nhà là những khóm hoa dại tự nhiên giữa miền đồi hoang sơ. Những dây mướp hoa vàng, cùng những khóm hoa dại khiến du khách ngẫn ngơ trước ngôi nhà bình dị nhưng thơ mộng giữa miền quê yên ả.
Phòng vẽ tranh của họa sỹ cũng đơn sơ khi mở cửa đón gió từ 4 hướng lồng lộng thổi vào giữa miền đồi hoang dã cạnh bên tháp cổ Mỹ Sơn.
Phòng ngũ ấm cúng không cao sang hiện đại. Nhưng khiến khách đến thăm nếu ngả mình sẽ có một giấc ngủ ngon lành giữa thiên nhiên hoang dã và nghe được tiếng thì thầm vọng lại từ ngàn xưa nơi miền tháp cổ Mỹ Sơn
Công việc thường ngày của họa sỹ Nguyễn Thượng Hỷ là đo vẽ chi tiết những tháp Chăm vừa được phát lộ làm cơ sở cho công tác trùng tu sau này và vẽ tranh về tháp cổ.
Họa sỹ Nguyễn Thượng Hỷ (người ngồi) cần mẫn sắp xếp những mảnh gạch, đá vỡ vừa được tìm thấy nơi tháp Chăm để nghiên cứu.
Vũ Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét