Sự thật đau lòng ở bảo tàng
- Làm việc 7-8 năm thì cũng chỉ được trả chưa đến 2 triệu. Thạc sĩ làm 11 năm lương chưa đến 3 triệu. Tổng thu nhập cũng chỉ có chừng đó, ít có nguồn thu nào thêm. "Thà làm osin còn hơn đi làm bảo tàng!" - Một chị nhân viên ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nói vui khi được hỏi về đồng lương mà các chị nhận được hàng tháng.
Đa số những người làm việc ở bảo tàng đều cho biết họ không sống được chỉ bằng đồng lương. |
"Nhiều người bảo thà đi làm osin mỗi tháng thu nhập còn cao hơn làm ở bảo tàng". Thực tế cay đắng này đang diễn ra như chuyện tất yếu bởi rõ ràng thu thập hàng tháng của nhiều người giúp việc có khi còn cao hơn nhiều một người làm việc cả chục năm ở bảo tàng.
Khi được hỏi về mức lương trung bình của cán bộ CNV ở BTLS Quốc gia, TS. Vũ Mạnh Hà, Phó giám đốc nói luôn: "Rất thấp. Theo quy định mức lương của nhà nước tính ra thì trung bình khoảng hơn 2 triệu/người. Một người làm việc 7-8 năm thì cũng chỉ được trả chưa đến 2 triệu. Tổng thu nhập cũng chỉ có chừng đó, ít có nguồn thu nào thêm.
Theo Luật Di sản, bảo tàng được tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao. Ở BTLS Quốc gia đã tổ chức các dịch vụ chuyên môn và dịch vụ cho khách du lịch để tạo thêm nguồn thu chi thêm cho cán bộ CNV. Thực ra mỗi tháng cũng chỉ được thêm 500.000 cho cán bộ chứ ko phải là nhiều. Tiền bán vé cho khách thăm quan phải nộp ngân sách nhà nước chứ không thể chi cho cán bộ được".
Khi được hỏi về mức lương của mình, TS. Trần Thị Thủy, Phó phòng trưng bày Bảo tàng lịch sử quốc gia VN tỏ ra e dè, ban đầu chị từ chối nói vì cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm. Tuy nhiên, gặng hỏi mãi cuối cùng chị cũng tiết lộ mức lương hiện tại của mình hiện là hơn 2 triệu đồng.
Học chuyên ngành Bảo tàng ở ĐH Văn hóa, sau đó học Thạc sĩ ngành Sở tại ĐHKHXH&NV, đã về làm việc tại Bảo tàng Cách mạng (nay là Bảo tàng lịch sử quốc gia VN) được 11 năm nhưng mức lương chị được hưởng không được nổi 3 triệu đồng. Tuy nhiên, với chị đây còn là mức lương khá bởi "nhiêu bạn mới vào nghề chỉ được hơn 1 triệu đồng, không có thêm khoản nào khác. Sẽ khó khăn vì đồng lương không đủ để lo cho cuộc sống".
Nguồn thu chính của các bảo tàng là tiền bán vé nhưng cảnh các phòng triển lãm vắng hoe người xem thế này thường xuyên diễn ra. Ảnh: Hoàng Nguyên |
"Cá nhân tôi làm ở đây đã 11 năm, lương hệ số là 3,6, được 2,8 triệu/tháng. Với mức lương đó, rất khó khăn để đảm bảo cuộc sống như bây giờ. Nói thẳng ra là mức lương này không đủ sống. Để có thể làm tốt được công việc thì buộc phải tìm cách nào đó để đảm bảo cuộc sống. Có người tằn tiện chi tiêu, người làm thêm, người được trợ giúp từ gia đình. Tôi thì ngoài việc nhận được trợ giúp từ gia đình, nhà chồng còn hùn vốn mở thêm công ty".
Cũng như chị Thủy, đa số những người còn đang trụ lại ở bảo tàng đều không chỉ sống bằng đồng lương eo hẹp của mình, đa phần dựa vào chồng hay gia đình. Như trường hợp của chị Hoàng Thị Hội. Học sư phạm Sử ra, chị không chọn làm giáo viên dạy sử mà xin việc tại Bảo tàng Cách mạng VN ngay khi ra trường năm 1984 và làm công việc của một người thuyết minh tại bảo tàng từ đó cho tới nay.
Đều đặn gần 30 năm, tham gia thuyết minh cho khách thăm quan gần như là hàng ngày, tuy nhiên chị cho biết chưa bao giờ tỏ ra chán công việc này, thậm chí còn chưa từng nghĩ đến chuyện thay đổi công việc. Hỏi chị về mức lương của mình, chị cho biết lương tính theo hệ số và đến nay chị được hưởng 3,8 triệu đồng mỗi tháng, dù đã có thâm niên làm việc tới gần 30 năm.
Chị Hội đã làm việc công việc thuyết minh ở bảo tàng gần 30 năm. |
"Con tôi vừa đi làm mà mức lương của nó đã nhiều hơn cả mẹ. Hồi trước thấy đồng lương của vợ quá thấp, chồng tôi thậm chí còn không tin, bảo là sẽ đến hỏi kế toán của bảo tàng xem có đúng là tôi chỉ nhận được chừng đó lương không", chị nói. Có hai người con nhưng không ai theo ngành của mẹ vì họ thừa biết việc của mẹ mình lương không cao.
Hỏi: "chị từng có ý muốn con cái theo ngành của mình làm thuyết minh ở bảo tàng không?", chị Hội trả lời luôn không ngại ngần: "không!". Nói về chuyện thu nhập, lương bổng, giọng chị trùng hẳn xuống, có lúc nước mắt lăn dài trên má.
Chị bảo thấy tủi thân vì có lần chỉ thiếu có 1 tháng mà không được xét nâng lương trước thời hạn, làm việc cả đời mà mức lương vẫn lẹt đẹt, nói đến chuyện đi nước ngoài thì chẳng đến lượt mình. Chỉ còn hơn 1 năm nữa là về hưu, chị Hội vẫn miệt mài với công việc của mình, thậm chí hào hứng tham gia soạn nội dung về cuộc trưng bày lưu động tới để giảng dạy cho mấy cháu thuyết minh mới vào nghề.
Hỏi: "chị từng có ý muốn con cái theo ngành của mình làm thuyết minh ở bảo tàng không?", chị Hội trả lời luôn không ngại ngần: "không!". Nói về chuyện thu nhập, lương bổng, giọng chị trùng hẳn xuống, có lúc nước mắt lăn dài trên má.
Chị bảo thấy tủi thân vì có lần chỉ thiếu có 1 tháng mà không được xét nâng lương trước thời hạn, làm việc cả đời mà mức lương vẫn lẹt đẹt, nói đến chuyện đi nước ngoài thì chẳng đến lượt mình. Chỉ còn hơn 1 năm nữa là về hưu, chị Hội vẫn miệt mài với công việc của mình, thậm chí hào hứng tham gia soạn nội dung về cuộc trưng bày lưu động tới để giảng dạy cho mấy cháu thuyết minh mới vào nghề.
Hỏi chị từ hồi đi làm ở bảo tàng đến nay, đã thấy nhiều người vì mức lương thấp mà xin thôi việc, chuyển việc hay không? chị bảo rất ít, ai đã vào làm thì đều gắn bó với công việc, làm đến khi nghỉ hưu thì thôi. Chị nói: "Những người đã vào làm việc ở bảo tàng thì đều yêu nghề, dù mức lương thấp. Đa phần các chị em ở đây đều phải nhờ chồng lo về kinh tế bởi đồng lương quá thấp".
Hoàng Vy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét