Vi hành Vân Nam với GoldenTour
Khám phá Vân Nam cùng GoldenTour, Côn Minh - Đại Lý - Lệ Giang - Thạch Lâm
1. TỈNH VÂN NAM
Vân Nam là nơi mà các nhà khảo cổ dã tìm ra người cổ đại hóa Thac̣h sớm nhất thế giới ,cách đây 1 triệu 715 nghìn năm đã có vượn người sinh sống. Đây là tỉnh có 26 dân tộc thiểu số - đông nhất Trung hoa , đồng thời Vân Nam cũng là nơi có một di tích lic̣h sử văn hóa phát triển lâu đời.
Địa hình của tỉnh Vân Nam phức tạp, phía Tây Bắc giáp với Tây Taṇg thì có núi Tuyết Ngọc long, đỉnh cao nhất là 6464 M, huyện Hà Khẩu giáp với Lào Cai Việt Nam độ cao mặt biển mới có 74,6 M, bởi vì địa hiǹh phức tạp nên khí hậu đa daṇg. Ở tỉnh Vân Nam có quanh năm tuyết phủ như núi tuyết Ngọc Long, một năm chỉ có 2 mùa phía Đông Nam và phía Tây của tỉnh Vân Nam, nhưng lại có 4 mùa xuân ở vùng Côn Minh.
Với địa hình và khí hậu đa daṇg, nên có đầy đủ môi trường sống cho các loại động thực vật, bởi vậy Vân Nam còn được phong là vương quốc thực vật, vương quốc dược thảo, riêng các lọai dược thảo chiếm tổng lọai dược thỏa 70% cả nước Trung Quốc, đồng thờI cũng được phong là vương quốc động vật, ngoài ra do một số vùng của tỉnh Vân Nam là nằm ở vành đai động đất, trải qua sự tạo sơn vận đọng và bao nhiêu lần động đất thì lại tạo thành nhiều mỏ khoáng sản , nên khoáng sản của tỉnh Vân Nam rất phong phú , trong đó lượng chứa đồng, thiếc, là đứng hàng đầu của cả nước Trung Quốc, ngòai ra còn là đầu nguồn của các lọai đá quý, nên lại được phong là vương quốc mỏ khoáng kim loại.
2. CÔN MINH - Thành phố mùa xuân
Được mệnh danh là “thành phố mùa xuân” bởi bốn mùa hoa nở thơm ngát, Côn Minh - thủ phủ của tỉnh Vân Nam nằm ở độ cao 1.894 m so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Vân Quý, diện tích 1.500 Km2, dân số 3,2 triệu người, có đến 2.400 năm lịch sử, là trung tâm văn hóa, kinh tế, giao thông của tỉnh Vân Nam.
Côn Minh nằm trên vĩ độ thấp, thuộc khí hậu gió mùa núi đồi cao nguyên, do chịu ảnh hưởng của luồng khí ẩm ướt Tây Nam Ấn Độ Dương. Nơi đây ánh nắng dồi dào, sương mù ít, nhiệt độ trung bình trong năm là 15 độ C, khí hậu ôn hòa dễ chịu. Lịch sử lâu đời và kết cấu địa chất độc đáo đã để lại nhiều cổ tích văn vật và danh lam thắng cảnh cho nơi này.
Với lợi thế ưu đãi của thiên nhiên, kết hợp với những công trình nghệ thuật kiến trúc cổ và hiện đại tiên tiến, thành phố Côn Minh đã trở thành tiêu điểm hấp dẫn nhất thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
3. CHÂU ĐẠI LÝ
Ai đã từng mê Kim Dung, đọc và xem Thiên Long Bát Bộ mà không từng ao ước một lần đặt chân lên lãnh địa của “Đoàn Dự - Doãn Vương”.
Đại Lý nằm về hướng Tây Nam và cách Côn Minh 400km ,diện tích của khu tự trị này là dân tộc Bạch rộng hơn 28,000 cây số vuông ,dân số khoảng 3,5 triệu ,toàn Châu là cao nguyên có độ cao 1980m so với mặt biển. Châu Đại Lý có 6 bộ tộc ,về sau dân tộc Di tiêu diệt hết các bộ tộc khác lập thành nước Nam Chiều được triều đại nhà Đường giúc đỡ và công nhận .Nhưng đến hơn 100 năm thì nhà họ Đoàn thuộc dân tộc Bac̣h ̣đoạt ngôi và lập lên Vương Triều Đại Lý ,lúc này nhà họ Đoàn rất hùng mạnh và dường như thống trị cả tỉnh Vân Nam .Sang đời nhà Nguyên ,dưới sự bảo hộ của Nguyên ,nhưng để giảm bớt thế lực nhà họ Đoàn cho lên triều đình nhà Nguyên đã cho dời Đô từ Đại Lý lên Côn Minh và từ đó Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam cho đến ngày nay .
Sự đặc biệt của Đại Lý có thể tóm lại trong 4 chữ : Phong, Hoa , Tuyết Nguyệt. Phong ý nói gió tại huyện Hạ Quan thường thì thổi luồn từ mặt đất lên. Hoa huyện Thượng Quan, tại đây dân yêu chuộng hoa cho nên họ đua nhau trồng đủ các loại hoa tạo lên một cảnh quan đặc biệt cho toàn vùng .Tuyết núi Thương Sơn quanh năm tuyết phủ ,còn gọi là Nguyệt là cảnh bóng trăng soi mình trên hồ Nhĩ Hải rất đẹp và thơ mộng
THÀNH CỔ ĐẠI LÝ
Thành cổ Đại Lý cách Hạ Quan 13km, có chu vi 8km gồm 9 đường lớn, 18 đường nhỏ và 4 cổng chính: Đông - Tây - Nam - Bắc được xây theo kiểu tam quan; có tháp cao, thành rộng. Cửa Tây Môn (còn gọi là Sướng Sơn) dựa lưng vào núi Thương Sơn hùng vĩ. Cửa Đông Môn (còn gọi là Nhĩ Hải) mở ra hồ Nhĩ Hải mênh mông. Hồ dài 45km, rộng từ 6 - 9km.
Bước vào cổng thành cổ, bên những mái nhà xưa hiền hòa, rêu phong, du khách dường như bỏ lại mọi xô bồ của phố thị. Do ở cạnh núi nên chất liệu xây dựng ở đây chủ yếu là đá và gỗ. Đá dựng tường thành, đá kết vách nhà, đá lát nền đường... Tất cả cột, kèo, rui, mè, đòn tay, cửa lớn, cửa nhỏ đều làm bằng gỗ quý mấy trăm năm vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Hai bên đường luôn có hệ thống suối nhỏ róc rách. Vừa đảm bảo thuật phong thủy trong kiến trúc phương Đông, vừa làm nhiệm vụ thoát nước.
Trong thành cổ chỉ có người đi bộ và xe đẩy. Có cả khu phố sầm uất với nhà trọ, tiệm ăn dành cho khách Tây. Mỗi nhà dân trong thành là mỗi cửa hàng bán đồ lưu niệm và đặc sản Đại Lý. Từng nhóm thiếu nữ Bạch, với trang phục sặc sỡ sẵn sàng làm hướng dẫn hoặc chụp hình lưu niệm với khách. Không khí trong veo và tĩnh lặng, trời nắng nhẹ còn đất thì mát rượi, văng vẳng tiếng nhạc hòa tấu xa xăm. Khách cứ như lạc vào cõi xưa cả ngàn năm trước. Vào mùa trăng, thành cổ càng trở nên quyến rũ mê hoặc.
PHIM TRƯỜNG THIÊN LONG BÁT BỘ:
Khác với vẻ trầm mặc của thành cổ, phim trường Thiên Long Bát Bộ cách đó 5km luôn náo nhiệt. Đầu mỗi buổi sáng chiều, nhạc thiết triều rộn rã với nghi thức đại lễ. Lính thú mở đường, quan đọc chiếu chỉ, rồi cung tần và hoàng đế mở cổng đón dân chúng vào cung Trường Thọ. Đây là hoàng thành thu nhỏ. Có khu dân cư với những sinh hoạt đời thường. Có khu cung cấm phép tắc nghiêm ngặt.... Du khách được nghinh đón trọng thị, tha hồ thưởng ngoạn xiếc, tạp kỹ, ca nhạc... và chiêm bái các hoạt động chốn cung đình. Đặc biệt là mục “ném tú cầu chọn phò mã”. Hoàng hậu và công chúa lộng lẫy trên ban công. Dưới thềm quần thần và thứ dân chen chúc. Mọi người hồi hộp đợi công chúa ném quả tú cầu để chụp. Ai chụp được - bất kể già trẻ sang hèn đều trở thành phò mã với nghi thức trang trọng và vui nhộn... Khá khen cho nghệ thuật kinh doanh dịch vụ này của người Trung Quốc, họ đã đầu tư hơn 1 tỉ nhân dân tệ (mỗi tệ bằng 2.800 đồng Việt Nam) xây phim trường hoành tráng. Quay phim xong thì tái hiện lịch sử, bán vé cho du khách gần xa nườm nượp. Mỗi vé 60 tệ. Chả mấy năm thu hồi vốn. Khi cần vẫn cho thuê làm phim, “nhất cử lưỡng tiện”.
TAM THÁP ĐẠI LÝ:
Cách thành Đại Lý 1 Km về phía Bắc bên bờ Nhị Hải và Tam Tháp Đại Lý là một công trình kiến trúc cổ đặc sắc. Ba ngọn tháp tạo hành hình tam giác, tháp chính là Thiên Tuần Tháp cao 69m, 16 tầng, tháp được xây dựng vào đời nhà Đường. Tam Tháp là biểu tượng của Đại Lý. Người ta nói rằng, trải qua hơn 30 trận động đất lớn nhỏ trong lịch sử 13 thế kỷ qua, rất nhiều các di tích văn hoá khu này đã bị phá huỷ, chỉ có ba ngôi tháp này là công trình duy nhất vẫn còn đứng vững và chỉ bị nghiêng đôi chút.
CHÙA SÙNG THÁNH
Bên cạnh Tam Tháp là Sùng Thánh được xây dựng năm 834 – 840 được bảo tồn khá tốt.Đây là ngôi chùa hoàng gia của nước Đại Lý thời xưa, là biểu tượng cho văn hoá Đại Lý và cũng là ngôi chùa to nhất dòng Hán truyền phật giáo của Trung Quốc
Chùa Sùng Thánh không chỉ thờ phật mà thờ cả thổ thần, lôi, điện, phong, vũ (sấm chớp gió mưa)… chứng tỏ ở Đại Lý tồn tại một văn hóa tâm linh đa diện và có bản sắc riêng. Chùa mới được xây lại trên nền cũ, hoàn thành vào năm 2005, tổng diện tích hơn 1.000 mẫu, nằm trên một trục chính dài 2 km. Chùa có tổng cộng 699 pho tượng lớn bằng đồng, trong đó hơn 500 pho dát vàng. Phật giáo là quốc đạo của Đại Lý. Các ông vua Đại Lý nhiều người đi tu. Trong Đại Hùng bảo điện có pho tượng Phật Thích ca khổng lồ cùng hai đệ tử của người là Anan và Cadiếp. Quanh tường có bức phù điêu gỗ cao 1,8 mét, dài 117 m. Nó được coi là bức tranh khắc gỗ dài nhất Trung Quốc, kể về cuộc đời đức Phật cùng những hình ảnh mô tả toàn bộ đời sống sinh hoạt của nước Đại Lý ngày xưa. Gian chùa thờ Phật bà Quan âm thường có đông người lễ bái vì người Đại Lý rất tôn thờ đức phật cứu khổ cứu nạn.
4. LỆ GIANG
Lệ Giang là thành phố cổ nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc), sát với Tây Tạng, dưới chân núi Ngọc Long cao 5.596m quanh năm tuyết phủ. Lệ Giang có lịch sử lâu đời, chất phác, cổ xưa và tự nhiên. Bố cục thành phố xen lẫn đều đặn, vừa có đặc điểm của vùng miền núi, lại có dáng dấp của miền quê sông nước. Cư dân Lệ Giang vừa dung hoà tinh hoa của các dân tộc Hán, Bạch, Di, Tạng, lại có phong cách độc đáo của dân tộc Na-xi, là di sản quan trọng hiếm có để nghiên cứu lịch sử kiến trục, lịch sử văn hóa TQ. Thành cổ Lệ Giang bao hàm nền văn hóa truyền thống dân tộc phong phú, đã tập trung thể hiện sự thịnh vượng và phát triển của dân tộc Na-xi, là tư liệu lịch sử quan trọng nghiên cứu sự phát triển văn hóa nhân loại.
THÀNH CỔ LỆ GIANG
Thành cổ Lệ Giang nằm ở huyện tự trị dân tộc Na-xi, bắt đầu xây dựng vào cuối thời nhà Tống đầu nhà Nguyên (sau thế kỷ 13). Thành cổ nằm trên cao nguyên Vân Quý, có độ cao 2400 mét so với mặt biển đã hơn 800 năm tuổi, diện tích thành cổ là 3,8 ki-lô-mét vuông, từ xưa đã là chợ và thị trấn quan trọng nổi tiếng trong vùng. Thành cổ hiện có hơn 6200 hộ với hơn 25 nghìn người. Trong đó phần lớn là người dân tộc Na-xi, có 30% cư dân vẫn làm các nghề thủ công truyền thống và buôn bán như làm đồ đồng, bạc, da thuộc, dệt, ủ nấu rượu v,v.
Năm 1977 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Lệ Giang đẹp nhờ hệ thống đường thủy và những con kênh đào, nên còn được gọi là “Venice của phương Đông”. Tính chung có tổng cộng 354 chiếc cầu lớn nhỏ khác nhau bắc trên sông Ngọc Hà ở nội thành. Mật độ trung bình là 93 cầu trên mỗi ki-lô-mét vuông. Hình dáng và cấu tạo của cầu có nhiều loại, tương đối nổi tiếng có các cầu Toả Thuý, cầu Đại Thạch, cầu Vạn Thiên, cầu Cửa Nam, cầu Yên Ngựa, cầu Nhân Thọ, đều được xây dựng vào thời nhà Minh, nhà Thanh (thế kỷ 14 đến 19 sau công nguyên). Trong đó đặc sắc nhất là cầu Đại Thạch cách phố Tứ Phương 100 mét về phía đông.
Trước cửa các ngôi nhà của người dân đều trồng dương liễu và có suối nước chảy qua. Những cây cầu được nhắc đến nhiều là Đại Thạch, Nam Môn, Mã Yên và Nhân Thọ, được xây vào đời nhà Minh và Thanh là kết quả của sự hòa trộn những nét văn hóa khác nhau. Đa số những người đến Lệ Giang đều cảm nhận được sự gần gũi giữa con người với con người và đặc biệt là giữa con người với thiên nhiên trong lành, vì thế mà Lệ Giang còn được người Trung Quốc gọi là “Tô Châu trên cao nguyên”. Lệ Giang tĩnh lặng, cổ kính và thơ mộng với cảnh thiên nhiên kỳ mỹ, những con kênh đào và trăm chiếc cầu đá.
Đường phố trong thành cổ Lệ Giang được xây dựng dựa theo thế núi thế nước, nền đường lát gạch đá đỏ, mùa mưa không bị lầy lội, mùa hè cũng không bụi bậm, trên gạch đá vẫn còn nhìn rõ các đồ án hoa văn, kết hợp hài hoà với môi trường thành cổ. Phố Tứ Phương ở trung tâm thành cổ là tiêu biểu của phố cổ Lệ Giang.
Lệ Giang với những mái ngói đã đi vào lịch sử, những con đường lát đá sạch bong, những dòng suối chảy uốn lượn qua những dãy nhà với những đàn cá tung tăng lượn luôn để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách... Nhìn ngắm Lệ Giang chưa đủ mà cần phải cảm nhận, phải hoà vào dòng người trên những con phố cổ, đắm mình trong không khí buổi tối của đèn lồng, của những câu hát đối với không khí náo nhiệt như vũ hội ban đêm hai bên bờ sông, hò hét ya xo-ya xo-ya ya xo (mà chẳng cần hiểu nó có nghĩa là gì)... mỗi khi có một đội hát đối vừa hát dứt câu... Lệ Giang là như thế đó, ồn ào nhưng sâu lắng, khó quên. Xin hãy một lần đến Lệ Giang để tự cảm nhận về khu phố cổ đặc biệt này!”
MỘC PHỦ
Trong khu vực Cổ Thành, có Phủ họ Mộc - dinh thự của thủ lĩnh thống trị thành Lệ Giang - được xây dựng vào thời nhà Nguyên (1271 – 1368). Được trùng tu năm 1998, dinh thự này trở thành viện bảo tàng của thành cổ. Phủ họ Mộc rộng 46ha, có 162 gian nhà lớn nhỏ. Bên trong phủ treo 11 tấm biển do các đời vua ban tặng, thể hiện uy tín của gia tộc này. Sau Phủ họ Mộc là lầu Ngũ Phượng, hình dáng bên ngoài trông như năm con phượng hoàng từ xa bay đến. Lầu cao 20m thuộc chùa Phúc Quốc, được xây dựng vào năm 1601. Lầu Ngũ Phượng tập hợp phong cách kiến trúc của các dân tộc, là báu vật quý hiếm, tiêu biểu trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Trong lầu trang trí nhiều hoa văn, họa tiết tinh xảo đẹp mắt.
NÚI TUYẾT NGỌC LONG:
Người ta nói rằng đến Lệ Giang mà không chinh phục Ngọc Long Tuyết Sơn cách Cổ Thành khoảng 30km thì thật là rất tiếc. Ở độ cao 5.596m, Ngọc Long có 13 đỉnh núi tuyết phủ quanh năm như 13 trụ ngọc vươn lên trời. Trong xa dãy núi như con rồng ngọc bên bờ Kim Sa Giang. Buổi sáng khi làng mạc còn chìm trong giấcngủ, trên dãy núi Ngọc Long đã lấp lánh bình mình rọi bốn phương trời. Buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống, Ngọc Long cũng là điểm cuối cùng đưa tiễn ánh nắng mặt tròi.
Đây là dãy núi linh thiêng - nơi những đôi uyên ương làm lễ cầu nguyện cho tình yêu đôi lứa và thoát khỏi những ràng buộc của những hủ tục phong kiến. Bích Tuyết Long Sơn giờ đây là một nơi lý tưởng khám phá khoa học và những ký nghỉ dưỡng.
Từ độ cao 1000 m bên bờ Kim Sa Giang leo lên, du khách sẽ bắt gặp những thảm thực vật Á Nhiệt Đới và Hàn Đới, những cây Tùng, Bách Vân Xam, Hồng Xam … Những giống hoa hiếm như Sơn Trà, Bách Hợp, Báo Xuân, Mộc Lan … Riêng hoa Đỗ Quyên cũng có trên 10 loại, các dược liệu quý hiếm như Đông Trùng Hạ Thảo, Tuyết Trà, Tuyết Liên, Ma Hoàng, Bối Mẫu, Trọng Lâu, Mộc Hương … có đến trên 200 loại. Từ 4.500m trở lên là khu vực băng tuyết vĩnh cửu. Núi tuyết Ngọc Long thực sự là một kho báu. Nó đã trở thành một trong những khu bảo tồn của tỉnh Vân Nam.
NHẠC KỊCH ẤN TƯỢNG LỆ GIANG
“Ấn Tượng Lệ Giang”của đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu dàn dựng.Vở nhạc kịch kéo dài chỉ một giờ đồng hồ, nhưng đã lấy mất của Trương hai năm đầu tư sản xuất.
Chương trình được dàn dựng trong một sân khấu tròn 360 độ, ngay dưới chân núi Ngọc Long Tuyết. Và ngọn núi tuyệt đẹp này trở thành background (hậu cảnh) cho vở diễn, nơi đạo diễn Trương và các cộng sự tái dựng lại câu chuyện về những con người và vùng đất huyền thoại này. Hơn 500 diễn viên nghiệp dư, được tuyển chọn từ 16 dân tộc sinh sống ở đây, chủ yếu là dân tộc Tạng và Nạp Tây cùng 100 con ngựa. Những vũ điệu sinh động, những bản dân ca mạnh mẽ của các chàng trai cô gái được hát bằng chính giọng của họ, nhưng vang rền và cực kỳ ấn tượng. Suốt gần một giờ đồng hồ, khán giả như ngộp thở trước sức lôi cuốn của vở diễn, và chúng tác động đến mọi giác quan của người xem, dù cách biệt về ngôn ngữ. Không ít người ra về với những giọt nước mắt trên khoé mắt, không phải bởi sự bi lụy của câu chuyện, mà bởi vở nhạc kịch đã ánh thức vào tận tâm can của họ, khiến bao cảm xúc bị bỏ quên lâu nay bỗng nhiên sống dậy...
RỪNG ĐÁ THẠCH LÂM - Thiên hạ đệ nhất kỳ quan
Được mệnh danh là “Thiên Nam đệ nhất kỳ quan”, Thạch Lâm là một khu rừng đá tự nhiên tại huyện tự trị dân tộc Di Thạch Lâm tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cách Côn Minh 120 km. với diện tích khoảng 3000 hecta, Thạch Lâm là điển hình khu địa chất hình thành và biến hóa qua hàng tỷ năm.
Với cấu tạo địa hình nham thạch Castơ tạo nên những rừng đá trùng điệp nhấp nhô muôn hình, muôn vẻ. Thạch Lâm trở thành khu du lịch hấp dẫn với diện tích rộng 350km2, trên vách đá có vết tích của những người nổi tiếng như “Thiên tào kỳ quan”, “Vân Thạch tranh hùng”, “Bạt Địa Kính Thiên”…Đi qua khu Đại Thạch Lâm, Tiểu Thạch Lâm du khách sẽ được ngắm nhìn những hòn đá có hình dáng sinh động mà không nơi nào có được.
Tương truyền rằng cách 2,7 tỷ năm trước, nơi đây còn là đáy biển và cũng nơi đây khi đã biến thành rừng đá, Tôn Ngộ Không sau khi đại náo Thiên cung đã bị Phật tổ Như Lai và Quan Âm Bồ Tát bắt giam ở đây suốt 500 năm trước khi được giải thoát để theo Đường Tăng sang Tây Thiên thỉnh kinh. Những vết tích từ ngàn xưa hãy còn lưu lại với những khối đá có hình thù kỳ vĩ đã được trí tưởng tượng phong phú của con người xem đó như những nhân vật, sự kiện đã xảy ra trong lịch sử. Chính vì thế, Thạch Lâm đã được các nhà làm phim Trung Quốc chọn làm bối cảnh để thực hiện bộ phim “Tây Du Ký” rất nổi tiếng.
Năm 2004, Thạch Lâm được tổ chức Unesco công nhận là Vườn địa chất thế giới. Năm 1984, Thạch Lâm được chính phủ Trung Quốc phê chuẩn là Khu thắng cảnh trọng điểm quốc gia. Phong cảnh chủ yếu của Thạch Lâm là: Rừng đá lớn nhỏ, Lý Tử Tinh Thạch Lâm, Động Chi Vân, Trường Hồ, Đại Điệp Thủy. Mỗi năm vào ngày 24/6 âm lịch là thời gian thăm quan Thạch Lâm lý tưởng nhất.
YẾN VŨ
Nếu có dịp đến Côn Minh (thủ phủ của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), chúng ta không nên bở lỡ cơ hội tham dự Vũ Yến (tiệc kèm với ca nhạc) tại Đại Yến Cung, một trong những nhà hàng lớn và sang trọng nhất tỉnh Vân Nam.
Với kinh phí khoảng 500 tỷ VNĐ, Đại yến cung là công trình được chính quyền tỉnh Vân Nam xây dựng để đón tiếp 44 nguyên thủ quốc gia đến Hội chợ EXPO, được tổ chức ở Côn Minh năm 1999. Cách bài trí, bàn ghế, cũng như các món ăn từ thời EXPO vẫn được giữ nguyên, để mỗi khi đến đây, thực khách có cảm giác như mình là "nguyên thủ”.
Mặc dù có sức chứa tới 2.000 người, và giá vào cửa không rẻ (từ 700 ngàn đến 1,2 triệu đồng, tùy vị trí), nhưng để có được một bữa ăn tại đây, bạn phải đặt bàn trước ít nhất ba ngày. Lý do là khi bạn trở thành khách của Đại yến cung, bạn sẽ được tiếp đón như một nguyên thủ quốc gia, được thưởng thức những món sơn hào hải vị dành cho vua chúa.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, màu đỏ là màu của sự sang trọng và sung túc. Vì vậy, không gian nơi này rực rỡ sắc đỏ: nền nhà trải thảm đỏ, các hàng cột sơn đỏ, các tác phẩm điêu khắc và họa tiết trang trí trên tường đa phần là màu đỏ, cả bàn ghế phủ nhung đỏ, nhân viên phục vụ chính cũng mặc đồng phục đỏ... Sự sang trọng của Đại yến cung còn thể hiện qua những dãy kệ trưng bày những loại đá quý như mã não, thạch anh, saphia, cẩm thạch... Trên tường treo nhiều bức họa đặc sắc của các họa sĩ nổi tiếng Trung Quốcvà thế giới. Ngay lối vào, cạnh chú công làm từ rễ cây cổ thụ, hai cô gái tuyệt đẹp đang mỉm cười chào du khách.
Khai tiệc, những chàng trai trong trang phục người Di đội mũ cao, bắt đầu đến các bàn, rót trà từ chiếc bình có vòi dài cả mét. Nhờ thế, anh ta có thể đứng từ rất xa rót trà vào từng chiếc tách mà không làm rớt ra ngoài một giọt. Tiếp đó, khoảng trên 200 nhân viên phục vụ, với trang phục khác nhau, nhanh nhẹn chạy như con thoi giữa các bàn để mang đồ ăn lên rất đúng lúc. Bởi thế, món nào cũng nóng hổi. Dù nhìn rất "bắt mắt" và thơm nức, bạn cũng không nên "tham lam" khi "sử dụng triệt để” các món đầu tiên. Bởi vì sau đó, bạn sẽ không đủ sức thưởng thức nhiều món khác trong số 50 món ăn cung đình dành cho các bậc vua chúa.
Món đầu tiên có tên "bún qua cầu", rất nổi tiếng bởi một câu chuyện tình từ xa xưa. Cũng chỉ là bún chan nước dùng và gia vị, nhưng mỗi thứ gia vị để riêng trong một cái đĩa. Khi dùng, các nhân viên nhà hàng sẽ lần lượt pha chế cho từng thực khách.
Tiếp đến là hàng loạt các món ăn khác như thịt kho tàu, trứng gà hấp, xúp nấm, pho mát bọc dăm bông, cơm lam, khoai tây chiên, canh gà... Vẫn chỉ là các nguyên liệu quen thuộc và thông dụng, nhưng đầu bếp đã sử dụng nghệ thuật trang trí hết sức cầu kỳ, trình bày món ăn rất công phu, khiến thực khách bị hấp dẫn và tò mò. Ví dụ như món thịt nướng (thịt heo, bò, gà, rắn...) xiên bằng những que nhọn, cắm trong một quả dứa tươi còn nguyên tai. Món trứng gà được hấp trong mắt cây tre, xúp nấm đựng trong ly sứ trắng muốt, tô canh khoai môn có hình cái vạc nhỏ, thăn bò nhồi trong quả trứng gà... Ngay cả các món phụ như kim chi, dưa muối, kiệu... cũng được xếp trong những cái chén pha lê sang trọng, giữa những bông hoa tươi rói như vừa hái ngoài vườn...
Buổi dạ vũ bắt đầu bằng tiếng kèn rộn rã của các chàng lính canh trong trang phục cổ, đứng trên nóc tòa lâu đài. Mở màn là nghi thức điểm tâm của vua, hoàng hậu, công chúa và hoàng tử... được dâng lên bởi các cô, cậu bé đẹp như thiên thần
Tiếp đó là các màn trình diễn nghệ thuật của các vũ công, với đủ loại trang phục lộng lẫy, trên sân khấu trang trí hoành tráng và ấn tượng. Các điệu vũ dàn dựng công phu, phong phú và đa dạng, thể hiện các câu chuyện thần thoại, nét sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của nhiều dân tộc khác nhau.
Dàn diễn viên chuyên nghiệp hơn 200 người đã khiến thực khách quên cả bữa ăn thịnh soạn để dán mắt vào các điệu múa khi sôi động, khi lả lướt, khi trầm lắng, khi ồn ào... với đủ loại nhạc cụ giàu chất biểu cảm, đầy sắc màu huyền thoại, hư ảo.
Thỉnh thoảng, xen giữa các màn biểu diễn là tiếng chiêng báo hiệu bắt đầu cuộc bán đấu giá các cổ vật quý hiếm như bình, lọ hoa, chén kiểu... Các món hàng nhanh chóng được bán với giá cao hơn rất nhiều so với giá khởi điểm.
Đại yến cung với thực đơn là những món ăn sang trọng, các điệu vũ hoành tráng, dàn diễn viên điêu luyện, những cuộc đấu giá cao ngất ngưởng... là lý do để các nhà quản lý du lịch thế giới xếp vũ yến chỉ sau hộp đêm Moulin Rouge nổi tiếng của Pháp.
Nguồn: goldentour
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét