Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Trương Gia Giới


Trương Gia Giới  

Trương Gia Giới
Trương Gia Giới (tiếng Trung: 张家界市 bính âm: Zhāngjiājiè Shì, Hán-Việt: Trương Gia Giới thị) là một địa cấp thị ở phía tây bắc tỉnh Hồ Nam (được thành lập tháng 4 năm 1994 với diện tích 9.653km2, tập trung 4 dân tộc dính đó là: Thổ Gia: 65.3%, Hán: 25.9%, Bạch: 6.9%, Miêu: 1.8%).
Nằm về phía tây bắc của tỉnh Hồ Nam, Trương Gia Giới (Zhangjiajie) là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia số 1 của Trung Quốc, rất đáng để được đến thăm và khám phá một lần trong đời nếu bạn là người  đam mê du lịch. Với độ cao trung bình trên 1.000m so với mực nước biển, địa hình chủ yếu là núi non có cảnh sắc tự nhiên vô cùng hùng vĩ và độc đáo, UNESCO đã công nhận Trương Gia Giới là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1992. Năm 2004, khu bảo tồn này cũng được vinh danh là công viên địa chất thế giới -“Trương Gia Giới quốc gia Thâm lâm công viên”.  
 
 
Trương Gia Giới còn có tên gọi là Thanh Nham Sơn, là công viên rừng cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc vào năm 1982 với hơn 3.000 cột đá và vách núi hình thù thiên biến vạn hóa được tạo nên từ đá sa thạch, nhiều cột đá sừng sững cao hơn 300 m, nhiều hang động với những nhũ đá đủ thứ màu sắc.
 
Dưới sự kiến tạo quá tài tình và kỳ diệu của thiên nhiên, miền đất cách đây hàng trăm triệu năm này đã chìm ngập trong nước biển và dần được nâng lên cao. Những dòng nước trong quá trình biến đổi địa chất đã xói mòn và tạo ra những nhát cắt khổng lồ, sắc gọn hình thành lên các khe núi và cột đá hình thù cổ quái, độc đáo hiên ngang giữa đất trời.
 
 
Vườn quốc gia Trương Gia Giới có diện tích trải rộng hàng ngàn kilômet vuông, trong vùng phong cảnh sơn tuyệt đẹp này có nhiều tiểu khu như Trương Gia Giới, Dương Gia Giới, Thiên Tử Sơn hay Bảo Phong Hồ, Lâu Giang, Hoàng Long động… Có hàng ngàn cột đá trụ và đỉnh núi. Nhiều cột đá cao hàng trăm mét, ở giữa các đỉnh núi, khe núi hay các khối dãy đá trụ trời là các thác nước, suối nguồn, với 40 hang động, 2 cây cầu tự nhiên khổng lồ, những rừng cây nguyên sinh, thung lũng sâu tạo thành một vùng phong cảnh ấn tượng có một không hai.
 
Từ nhà ga Nam Ninh, chúng tôi mua vé tàu đêm ký hiệu 2012 đến với khu đô thị Trương Gia Giới cách đó cả ngàn kilômet đường. Tàu chạy hết 14 giờ qua 14 nhà ga. Cổng phía nam của vườn quốc gia Trương Gia Giới cách khu đô thị chừng 40km đường lượn vòng trên núi, xuyên qua núi non, qua cả một đường hầm dài 3km là một trong năm cửa ra vào của khu bảo tồn này, mỗi cửa cách nhau hàng chục kilômet.
 
Giá vé vào cửa Trương Gia Giới là 248 tệ, được quyền ra vào cửa trong vòng hai ngày mua vé và không hạn chế thời gian ở lại. Vé đã bao gồm 3 đồng bảo hiểm, trẻ em dưới 1,2m được vào miễn phí, sinh viên nước ngoài có thẻ sinh viên dưới 24 tuổi được giảm trừ vé còn 134 tệ. Giá vé này được hỗ trợ di chuyển bằng xe buýt riêng của ban quản lý khu bảo tồn, di chuyển giữa các điểm đến trong vùng, không bao gồm chi phí ăn ở, vé sử dụng các dịch vụ như thang máy và cáp treo. Ví dụ như nếu sử dụng thang máy Bạch Long phải mua vé 58 tệ, sử dụng cáp treo Hoàng Thạch Trại thì giá vé 47 tệ, sử dụng cáp treo Thiên Tử Sơn có giá vé 50 tệ. Ngoài ra, ở đây  còn có dịch vụ kiệu người. Tùy thuộc vào quãng đường đi và địa hình leo núi hay đường bằng mà có giá cả tùy ứng, từ vài chục tệ đến hàng trăm tệ, mỗi kiệu một người có hai phu khiêng vác.
 
 
Từ cổng công viên, bất kỳ du khách nào cũng có 1-2giờ trekking trên con đường dài 4km dọc dòng suối Kim Tiên dài 7,5km cũng như bắt đầu bị choáng ngợp và hút hồn bởi những vách đá khổng lồ và dựng đứng, những đỉnh núi, khối đá hình thù kỳ dị nhấp nhô len lỏi giữa màu xanh điệp trùng của núi rừng. Dọc hai bên bờ suối là đám cây bụi và người hướng dẫn giới thiệu một loại kỳ hoa dị thảo của vùng là hoa con tôm (vì có hình dáng như con tôm) đang khoe sắc hai bên bờ
 
Chúng tôi chọn con đường thứ hai lên núi bằng những bậc cấp men theo các vách đá dựng đứng, nghe nói 3.078 bậc. Đó là con đường vất vả vì phải leo lên cao liên tục nhưng vô cùng ấn tượng bởi vẻ đẹp diệu kỳ của những vách núi, khe đá, thung sâu dọc đường. Những khối đá cao ngất trời, trập trùng giữa vực sâu ngút ngàn, hùng dũng như những bức tường thành khổng lồ lại tựa như bao tàn tích đền đài của một nền văn minh rực rỡ, thần kỳ, bí ẩn nào đó trong quá khứ.
 
 
Vách đá ban sáng, ban trưa, ban chiều dưới sự thay đổi của ánh mặt trời mang một vẻ đẹp khác nhau, lúc lấp lánh ánh vàng, lúc âm u huyền bí. Xem những tấm thiệp có mây trắng vờn quanh vách núi quả thật chả khác gì ở chốn thiên đường. Trên vách đá là những gốc cây thông xanh đến kỳ lạ, hiên ngang và kiêu hãnh vươn mình. Dọc đường thỉnh thoảng gặp vài trạm dừng chân uống nước, nghỉ ngơi, có trạm đặt chiếc xích đu bằng gỗ với lời chào mời vô cùng thân thiện “chỉ với 2 đồng ngồi cả một mùa thu”.
 
Thiên hạ đệ nhất tự nhiên kiều
Buổi chiều, chúng tôi di chuyển bằng xe buýt đến tham quan một vách núi nổi tiếng có Vọng Kiều Đài, nằm ở khoảng giữa hai trạm xe buýt điện trung chuyển, một địa điểm mà du khách nếu tự đi thường sẽ bỏ qua vì không biết. Từ đây nhìn xuyên qua trập trùng núi non là cây cầu đá tự nhiên được mệnh danh “Thiên hạ đệ nhất tự nhiên kiều” nối hai mỏm núi cao hơn 300m với nhau. Phần đá phía dưới đã sụp đổ, biến mất hoặc bị dòng nước bào mòn, chỉ còn để lại bên trên một phần đá mỏng manh so với những khối đá hùng vĩ quanh đó tạo nên cây cầu tự nhiên có thể đi ngang qua được. Người Trung Quốc hình như thích thể hiện tình yêu bằng khóa, bởi thế xung quanh cây cầu độc nhất vô nhị này có vô số chiếc khóa khác nhau, to dài, ngắn bé, bằng đồng hay inox có khắc tên riêng hoặc những lời thề non hẹn biển. Các cặp tình nhân tới đây dùng khóa tình yêu treo vào lan can cầu rồi ném chìa khóa xuống đáy vực sâu hàng trăm mét kia, nguyện cầu tình yêu đôi lứa được mãi mãi bên nhau.
 
Khóa tình yêu
 
Chúng tôi vượt qua cây cầu Kiều để được thọ trăm tuổi, đi một vòng quanh đỉnh núi bên kia cầu để sau này được thành phú ông theo quan niệm của người Trung Quốc. Cách đó không xa là Tình Nhân kiều, ai muốn hạnh phúc cả đời thì nắm lấy tay người yêu cùng nhau đi qua cầu, ai đi một mình thì tay phải nắm vào tay trái để cầu may. Những ước nguyện về tình yêu hạnh phúc luôn tồn tại trên con đường mà chúng tôi đã qua, cái hiện hữu nhất có thể cảm thấy được ngay trong chuyến đi đó là cảm giác thăng hoa, phấn khích, sự rung động của tâm hồn trước thiên nhiên tươi đẹp và những giây phút thư thái, êm ả mà chúng tôi có được với hành trình.
 
Chiều xuống chầm chậm, nhiều mây nên hoàng hôn sau vách núi hơi nhạt, một mảng màu yếu ớt chìm vào bóng núi. Tôi tranh thủ bấm những bức ảnh cuối cùng, nào Thập lý họa quyển, nào Bái Tiên Đài, Kim Tiền Nham… Vừa bấm vừa ước giá mà có thời gian sẽ quay lại nơi này, mong buổi sớm sẽ có mây trắng bay ngang trời lãng đãng và sẽ tận mắt được ngắm nhìn một vùng phong cảnh sơn đẹp như chốn thiên đường.
 
 
Giữa những vách núi và cột đá là nơi cư trú của những loài cây ôn đới cũng như nhiều loài động vật quý hiếm cùng suối, thác nước hoạt động trong suốt bốn mùa. Ghé thăm miền sơn cước này, du khách có cảm giác bước vào một thế giới kỳ bí với những ngọn núi vươn lên từ thung lũng mây khổng lồ. Cảnh sắc nơi đây mờ ảo với những hình khối biến hóa.
 

Những ngọn nút thẳng đứng, cao chót vót
 
Ghé thăm Trương Gia Giới, có cảm giác như bước vào một thế giới thần tiên với những ngọn núi vươn lên từ thung lũng mây không lồ. Cảnh sắc mờ mờ, ảo ảo với những hình khối kì lạ màu sắc. Để đi hết Trương Gia Giới, phải mất 2 ngày 1 đêm trong khu vực rộng lớn này.
 
Trong khu vực, có tuyến xe buýt thuận tiện cho bạn di chuyển từ địa điểm du lịch này sang địa điểm du lịch khác. Các chuyến xe khởi hành lúc 7h sáng và kết thúc lúc 19h, sau khi đã đưa hết khách về các bản làng trong khu vực nghỉ đêm. Bạn hãy lấy cho mình một tấm bản đồ ngay bên ngoài cổng soát vé, để không bị đi lạc trong mê cung của núi và mây này.
 

Phải chăng đây là những ngọn núi trong phim Avatar?
 
Chẳng cần phải đi đâu xa xôi để kiếm những ngọn núi bay huyền ảo trong bộ phim 3D "Avatar". Hãy đến Trương Gia Giới tại tỉnh Hồ Nam để ngắm nhìn kì quan có một không hai này.
 
Để tham quan và khám phá Trương Gia Giới, có rất nhiều tour cho khách du lịch từ một vài ngày cho tới hằng tuần. Bằng vào sự rộng lớn về diện tích, phong phú và đa dạng về cảnh quan, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, mỗi vùng mỗi bản sắc không lẫn vào nhau. Để thỏa chí tang bồng thì đi hằng tháng có khi vẫn còn chưa đủ.
 
Phần lớn du khách lựa chọn một chương trình đi trong hai ngày với hướng dẫn viên và thông ngôn tiếng Hoa. Điều này rất quan trọng vì nếu không có người hướng dẫn và thông ngôn, bạn sẽ băn khoăn không biết nên đi từ đâu đến đâu mà không lạc hay không lặp đường, và không dễ gì hiểu được các điển tích, sự tích, những tên gọi hoa mỹ mà người Trung Quốc đã gắn vào từng cảnh quan, hiện tượng.
 
 
Giá vé vào cửa Trương Gia Giới là 248 tệ. Vé đã bao gồm 3 đồng bảo hiểm, trẻ em dưới 1,2m được vào miễn phí, sinh viên nước ngoài có thẻ sinh viên dưới 24 tuổi được giảm trừ vé còn 134 tệ. Giá vé này được hỗ trợ di chuyển bằng xe buýt riêng của ban quản lý khu bảo tồn, di chuyển giữa các điểm đến trong vùng, không bao gồm chi phí ăn ở, vé sử dụng các dịch vụ như thang máy và cáp treo.
 
Ví dụ như nếu sử dụng thang máy Bạch Long phải mua vé 58 tệ, sử dụng cáp treo Hoàng Thạch Trại thì giá vé 47 tệ, sử dụng cáp treo Thiên Tử Sơn có giá vé 50 tệ. Ngoài ra, ở đây  còn có dịch vụ kiệu người. Tùy thuộc vào quãng đường đi và địa hình leo núi hay đường bằng mà có giá cả tùy ứng, từ vài chục tệ đến hàng trăm tệ, mỗi kiệu một người có hai phu khiêng vác.




Con đường lên Thiên Môn bằng đường bộ cũng được coi là đường quanh co nguy hiểm nhất Trung Quốc, với gần 100 khúc cua ngoặt
 

Còn từ trên Thiên Môn Sơn, có những đường đi ngắm cảnh bám dọc vào vách núi cao hàng trăm mét, thò hẳn ra ngoài, cực kì cheo leo hiểm trở tạo cảm giác mạo hiểm, và có những cảnh sắc hoành tráng không kém Trương Gia Giới.

 




 
 

 
Công việc nguy hiểm nhất hành tinh?

Đó là công việc của những công nhân xây dựng một con đường bằng gỗ bên vách núi cao dựng đứng hàng ngàn mét ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Vách đá dựng đứng tại tỉnh Hồ Nam cao khoảng vài ngàn mét. Mỗi ngày, họ làm việc trên ngọn núi Shifou thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, một công việc cực kỳ khó khăn và nguy hiểm.
 
 
Con đường cao hàng nghìn mét bao quanh vách đá dựng đứng ở Trung Quốc đang được đội xây dựng thực hiện với những biện pháp bảo hộ thô sơ.
 
 
Khi hoàn tất, con đường tham quan bằng gỗ dài 2.896,8m này sẽ là con đường gỗ cheo leo dài nhất ở Trung Quốc.

 
Một công nhân đứng chơ vơ trên khung giàn giáo bằng gỗ.

 
 
Yu Ji (48 tuổi), chuyên xây dựng các công trình trên vách đá hơn 10 năm qua. Ông thổ lộ: "Bọn trẻ không muốn làm công việc này, vì nó đòi hỏi công nhân phải ở lại trong những ngọn núi hàng tháng, thậm chí hàng năm".
 
 
Yu Ji đảm nhiệm một trong những công việc nguy hiểm nhất, đó là khoan lỗ để lắp ống làm giàn giáo.

 
 
 
Làm con đường bao quanh ngọn núi Shifou là việc hết sức khó khăn, vì vách đá dựng đứng theo góc 90 độ và không có độ dốc hay hốc đá.
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Nguồn: goldentour

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét