Bento: Món cơm truyền thống của người Nhật Bản
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản đặc sắc ở sự tinh tế trong cách trình bày. Ngay từ món cơm thường ngày chuẩn bị cho người thân mang đi làm/đi học như cơm hộp Bento cũng có cách bài trí tỉ mỉ, bắt mắt và hấp dẫn. Qua đó, người chế biến gửi gắm tình cảm nồng ấm nhất cho những người thân yêu của mình.
Bento là món cơm hộp truyền thống của người Nhật, có từ thế kỉ 17 khi vị lãnh chúa Oda Nobunaga nuôi quân của mình bằng những hộp cơm đạm bạc. Sau đó những người nội trợ trong gia đình Nhật học hỏi cách làm đơn giản mà tiện lợi của món ăn này để chuẩn bị đồ ăn cho người thân mỗi khi ra khỏi nhà. Rồi không biết từ bao giờ người ta gọi món ăn đó là Bento (trong tiếng Nhật, Bento hay Bentou có nghĩa đơn giản là cơm hộp).
Trải qua nhiều thế kỷ, giờ đây hộp cơm Bento đã trở thành một món ăn không thể thiếu của người dân Nhật Bản, từ trường học, quán ăn đến cả những nhà hàng sang trọng.
Hộp cơm Bento truyền thống bao gồm cơm, cá hoặc thịt cùng một hay nhiều món rau ăn kèm. Tất cả được xếp một cách tỉ mỉ, khéo léo trong chiếc hộp đựng làm bằng gỗ sơn mài, kim loại (như nhôm) hay nhựa. Các hộp này có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng thường là hình chữ nhật, bầu dục hoặc hình tròn.
Có rất nhiều loại Bento khác như: Bento với cơm, lá nori tẩm xì dầu (Noriben) hay Bento được bán ở các nhà ga vùng Nagano với các hộp chứa bằng đất sét nung có tên Kamameshi Bento, hoặc món Sake Bento với món chính chỉ là một lát cá hồi hun khói…
Là món ăn của đời sống hằng ngày, không cao sang hay cầu kỳ trong cách thưởng thức, nhưng Bento vẫn được người Nhật coi trọng trong khâu trình bày. Cách bài trí món Bento chỉ đơn giản là sắp xếp các đồ ăn đã được chuẩn bị, tạo nên hoa văn cho hộp cơm, cách bố trí các ngăn hộp, cách đặt từng đồ ăn tạo thành hình ảnh... nhưng điều đó phải làm sao để được hấp dẫn và mang một ý nghĩa, gửi gắm tình cảm nào đó.
Có lẽ, giá trị lớn nhất của món Bento Nhật Bản là ở tình cảm mà những người vợ, người mẹ muốn gửi gắm khi chuẩn bị cơm hộp cho người thân trong gia đình. Nếu chuẩn bị cho con cái ăn khi đi học, người mẹ thường xếp hộp cơm thành những hình vui nhộn, hoặc chỉ cốt sao cho hấp dẫn để con ăn được nhiều hơn. Còn khi chuẩn bị cho chồng ăn sau những giờ làm việc mệt mỏi, người vợ sẽ gửi gắm tình yêu, niềm hạnh phúc gia đình trong từng hình ảnh mà họ xếp trong hộp cơm. Vì vậy, mỗi người sẽ có phong cách riêng, sắc thái riêng, không ai giống ai khi trình bày Bento, hay cũng có thể phong cách ấy là chung, gia truyền của mỗi gia đình ở Nhật.
Ngày nay, Bento không chỉ là món thường ngày của người Nhật. Mà món ăn này còn là món truyền thống hấp dẫn và ý nghĩa nhất, để người Nhật tự hào giới thiệu với nền ẩm thực thế giới. Bởi thế, cơm hộp Bento còn được bán trong các nhà hàng từ bình dân đến sang trọng và cả ở các nước khác. Khi làm món cơm hộp Bento để bán cho du khách thế giới, người đầu bếp sẽ gửi gắm lời giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa Nhật Bản qua những hình ảnh được xếp trong hộp cơm. Những hình ảnh đó có thể là hình ảnh quốc kỳ Nhật Bản (nền trắng xếp bằng cơm, xếp thức ăn thành hình mặt trời đỏ ở giữa), hay hình ảnh núi Phú Sĩ, hoa anh đào...
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng ở sự tinh tế, cầu kỳ trong cách chế biến, trình bày và cơm hộp Bento là một điển hình. Hơn nữa, mỗi sự cầu kỳ, tinh tế ấy còn gửi gắm một ý nghĩa, một tình cảm của con người nơi xứ sở mặt trời mọc.
Trải qua nhiều thế kỷ, giờ đây hộp cơm Bento đã trở thành một món ăn không thể thiếu của người dân Nhật Bản, từ trường học, quán ăn đến cả những nhà hàng sang trọng.
Hộp cơm Bento truyền thống bao gồm cơm, cá hoặc thịt cùng một hay nhiều món rau ăn kèm. Tất cả được xếp một cách tỉ mỉ, khéo léo trong chiếc hộp đựng làm bằng gỗ sơn mài, kim loại (như nhôm) hay nhựa. Các hộp này có nhiều hình dáng khác nhau, nhưng thường là hình chữ nhật, bầu dục hoặc hình tròn.
Có rất nhiều loại Bento khác như: Bento với cơm, lá nori tẩm xì dầu (Noriben) hay Bento được bán ở các nhà ga vùng Nagano với các hộp chứa bằng đất sét nung có tên Kamameshi Bento, hoặc món Sake Bento với món chính chỉ là một lát cá hồi hun khói…
Là món ăn của đời sống hằng ngày, không cao sang hay cầu kỳ trong cách thưởng thức, nhưng Bento vẫn được người Nhật coi trọng trong khâu trình bày. Cách bài trí món Bento chỉ đơn giản là sắp xếp các đồ ăn đã được chuẩn bị, tạo nên hoa văn cho hộp cơm, cách bố trí các ngăn hộp, cách đặt từng đồ ăn tạo thành hình ảnh... nhưng điều đó phải làm sao để được hấp dẫn và mang một ý nghĩa, gửi gắm tình cảm nào đó.
Có lẽ, giá trị lớn nhất của món Bento Nhật Bản là ở tình cảm mà những người vợ, người mẹ muốn gửi gắm khi chuẩn bị cơm hộp cho người thân trong gia đình. Nếu chuẩn bị cho con cái ăn khi đi học, người mẹ thường xếp hộp cơm thành những hình vui nhộn, hoặc chỉ cốt sao cho hấp dẫn để con ăn được nhiều hơn. Còn khi chuẩn bị cho chồng ăn sau những giờ làm việc mệt mỏi, người vợ sẽ gửi gắm tình yêu, niềm hạnh phúc gia đình trong từng hình ảnh mà họ xếp trong hộp cơm. Vì vậy, mỗi người sẽ có phong cách riêng, sắc thái riêng, không ai giống ai khi trình bày Bento, hay cũng có thể phong cách ấy là chung, gia truyền của mỗi gia đình ở Nhật.
Ngày nay, Bento không chỉ là món thường ngày của người Nhật. Mà món ăn này còn là món truyền thống hấp dẫn và ý nghĩa nhất, để người Nhật tự hào giới thiệu với nền ẩm thực thế giới. Bởi thế, cơm hộp Bento còn được bán trong các nhà hàng từ bình dân đến sang trọng và cả ở các nước khác. Khi làm món cơm hộp Bento để bán cho du khách thế giới, người đầu bếp sẽ gửi gắm lời giới thiệu về đất nước, con người, văn hóa Nhật Bản qua những hình ảnh được xếp trong hộp cơm. Những hình ảnh đó có thể là hình ảnh quốc kỳ Nhật Bản (nền trắng xếp bằng cơm, xếp thức ăn thành hình mặt trời đỏ ở giữa), hay hình ảnh núi Phú Sĩ, hoa anh đào...
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng ở sự tinh tế, cầu kỳ trong cách chế biến, trình bày và cơm hộp Bento là một điển hình. Hơn nữa, mỗi sự cầu kỳ, tinh tế ấy còn gửi gắm một ý nghĩa, một tình cảm của con người nơi xứ sở mặt trời mọc.
Nguồn: monngonhanoi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét