Khám phá ẩm thực Indonesia
Bàn về ẩm thực Indonesia, đất nước của hơn mười ba nghìn hòn đảo trải dài trên hai đại dương lớn (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương), chúng ta liên tưởng ngay đến sự phong phú và đa dạng.
Thật vậy, sự đa dạng không chỉ ở cách thức chế biến món ăn mà còn ở cung cách thưởng thức món ăn nữa.
Gia vị là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc chế biến thức ăn, nó thậm chí có thể góp phần sáng tạo ra các món ăn mới với những mùi vị đặc trưng. Bên cạnh những loại gia vị tiêu biểu của Indonesia như đinh hương, vỏ nhục đậu khấu, dầu lạc…người dân nước này còn thích sử dụng những loại gia vị được chế biến từ thảo mộc tươi như rau húng, cỏ chanh…
Ớt và tiêu đỏ là những lọai gia vị chính có mặt trong tất cả các món ăn, vì thế rất nhiều món ăn của người Indonesia có vị cay xé lưỡi, vị cay của ớt chứ không như vị cay nồng của tiêu trong các món cà ri Ấn Độ. Điển hình nhất là món sambal. Món này được chế biến với thành phần chính là ớt đỏ, thường dùng để ăn kèm với các món khác.
Ở phần lớn các gia đình Indonesia, con gái lớn lên sẽ được người mẹ truyền lại cách làm món sambal. Mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều ẩm thực Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Ả Rập… nhưng chính sự khác nhau trong cách chế biến và sử dụng gia vị đã làm cho những món ăn Indonesia mang nét độc đáo riêng. Ví dụ như cơm, người Indonesia nấu bằng cách hấp trong một chiếc nồi đặc biệt (như cách chúng ta đồ xôi), hình dáng giống như chiếc bình cắm hoa. Theo họ, cái nồi “cao cổ” như vậy có khả năng chứa hơi, vì thế hạt cơm chín vừa rời lại vừa mềm, giữ được hương thơm.
Giống như nhiều nước Châu Á khác, gạo là lương thực chính của người Indonesia. Cá và các loại hải sản là nguồn thức ăn quan trọng và luôn dồi dào. Tuy nhiên chính sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo cũng như sự tách biệt giữa các hòn đảo đã làm cho mỗi vùng đều có những sở thích ăn uống khác nhau.
Tại những hòn đảo nằm ở phía Đông, người ta chuộng những món ăn chế biến từ ngũ cốc, bột sắn, khoai lang, bột cọ bên cạnh các lọai hải sản. Những người ở phía Bắc lại chuộng các món chế biến từ thịt heo. Trong mỗi bữa cơm của người dân ở đảo Java đất đai màu mỡ - nơi mà phần đông cư dân theo đạo Hồi, chiếm hơn một nửa dân số Indonesia, thực phẩm được ưa chuộng nhất là các món rau, sau đó mới đến thịt bò và thịt gà.
Nói đến ẩm thực Indonesia, phải nhắc đến phong cách ẩm thực độc đáo của người dân trên đảo Bali. Phong cách ăn uống giản dị đi kèm với những điệu múa truyền thống duyên dáng là một nét đặc trưng khó quên cho những du khách khi đặt chân lên hòn đảo này. Trong khi đại đa số dân ở Indonesia theo đạo Hồi, thì dân đảo Bali lại theo Ấn Độ giáo. Dù nguồn hải sản rất dồi dào nhưng dân đảo lại ưa chuộng các loại rau quả hơn. Cơm là món ăn chính, được nấu cùng với một loại ngũ cốc như khoai tây, luân phiên thay đổi.
Bữa cơm hằng ngày của người Bali diễn ra rất nhanh chóng, không hề ngồi ăn chung cả gia đình, mỗi người tự ăn tại góc bếp hay ở đâu đó mà họ cảm thấy yên tĩnh và thoải mái. Thức ăn được một người phụ nữ trong gia đình nấu vào các buổi sáng và đã để sẵn trong bếp. Mâm cơm chung cả gia đình chỉ diễn ra vào các ngày lễ như Odalan, Galungan, Nyepi,…, những lễ hội dân tộc đặc thù của dân đảo Bali. Thức ăn được chuẩn bị rất công phu, đặt trên một chiếc mâm lớn, các đĩa thức ăn đặt xen lẫn với hoa tươi và rau củ, trong đó hai màu trắng và xanh được xem là chủ đạo trong cách trang trí. Trong những bữa tiệc này còn có sự góp mặt của các vũ nữ với những điệu mú phương Đông đầy huyền bí…
Về cách ăn, người Indonesia ở các vùng quê thường ăn bằng tay, còn dân thành thị dùng thìa và nĩa, chứ không dùng dao. Thức ăn vì thế cũng được cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. Khi làm cơm tiếp khách, họ sẽ chế biến những món ăn thật đặc biệt, thức ăn được bày trên một chiếc mâm lớn đặt ở giữa nhà. Theo tục lệ, nếu bạn được mời dùng một bữa cơm như thế, bân không nên ăn hết mà mỗi món ăn nên chừa lại một ít để chứng tỏ là bạn đã ăn thật no rồi và bữa cơm rất ngon miệng.
Gia vị là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc chế biến thức ăn, nó thậm chí có thể góp phần sáng tạo ra các món ăn mới với những mùi vị đặc trưng. Bên cạnh những loại gia vị tiêu biểu của Indonesia như đinh hương, vỏ nhục đậu khấu, dầu lạc…người dân nước này còn thích sử dụng những loại gia vị được chế biến từ thảo mộc tươi như rau húng, cỏ chanh…
Ớt và tiêu đỏ là những lọai gia vị chính có mặt trong tất cả các món ăn, vì thế rất nhiều món ăn của người Indonesia có vị cay xé lưỡi, vị cay của ớt chứ không như vị cay nồng của tiêu trong các món cà ri Ấn Độ. Điển hình nhất là món sambal. Món này được chế biến với thành phần chính là ớt đỏ, thường dùng để ăn kèm với các món khác.
Ở phần lớn các gia đình Indonesia, con gái lớn lên sẽ được người mẹ truyền lại cách làm món sambal. Mặc dù chịu ảnh hưởng ít nhiều ẩm thực Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Ả Rập… nhưng chính sự khác nhau trong cách chế biến và sử dụng gia vị đã làm cho những món ăn Indonesia mang nét độc đáo riêng. Ví dụ như cơm, người Indonesia nấu bằng cách hấp trong một chiếc nồi đặc biệt (như cách chúng ta đồ xôi), hình dáng giống như chiếc bình cắm hoa. Theo họ, cái nồi “cao cổ” như vậy có khả năng chứa hơi, vì thế hạt cơm chín vừa rời lại vừa mềm, giữ được hương thơm.
Giống như nhiều nước Châu Á khác, gạo là lương thực chính của người Indonesia. Cá và các loại hải sản là nguồn thức ăn quan trọng và luôn dồi dào. Tuy nhiên chính sự đa dạng về dân tộc, tôn giáo cũng như sự tách biệt giữa các hòn đảo đã làm cho mỗi vùng đều có những sở thích ăn uống khác nhau.
Tại những hòn đảo nằm ở phía Đông, người ta chuộng những món ăn chế biến từ ngũ cốc, bột sắn, khoai lang, bột cọ bên cạnh các lọai hải sản. Những người ở phía Bắc lại chuộng các món chế biến từ thịt heo. Trong mỗi bữa cơm của người dân ở đảo Java đất đai màu mỡ - nơi mà phần đông cư dân theo đạo Hồi, chiếm hơn một nửa dân số Indonesia, thực phẩm được ưa chuộng nhất là các món rau, sau đó mới đến thịt bò và thịt gà.
Nói đến ẩm thực Indonesia, phải nhắc đến phong cách ẩm thực độc đáo của người dân trên đảo Bali. Phong cách ăn uống giản dị đi kèm với những điệu múa truyền thống duyên dáng là một nét đặc trưng khó quên cho những du khách khi đặt chân lên hòn đảo này. Trong khi đại đa số dân ở Indonesia theo đạo Hồi, thì dân đảo Bali lại theo Ấn Độ giáo. Dù nguồn hải sản rất dồi dào nhưng dân đảo lại ưa chuộng các loại rau quả hơn. Cơm là món ăn chính, được nấu cùng với một loại ngũ cốc như khoai tây, luân phiên thay đổi.
Bữa cơm hằng ngày của người Bali diễn ra rất nhanh chóng, không hề ngồi ăn chung cả gia đình, mỗi người tự ăn tại góc bếp hay ở đâu đó mà họ cảm thấy yên tĩnh và thoải mái. Thức ăn được một người phụ nữ trong gia đình nấu vào các buổi sáng và đã để sẵn trong bếp. Mâm cơm chung cả gia đình chỉ diễn ra vào các ngày lễ như Odalan, Galungan, Nyepi,…, những lễ hội dân tộc đặc thù của dân đảo Bali. Thức ăn được chuẩn bị rất công phu, đặt trên một chiếc mâm lớn, các đĩa thức ăn đặt xen lẫn với hoa tươi và rau củ, trong đó hai màu trắng và xanh được xem là chủ đạo trong cách trang trí. Trong những bữa tiệc này còn có sự góp mặt của các vũ nữ với những điệu mú phương Đông đầy huyền bí…
Về cách ăn, người Indonesia ở các vùng quê thường ăn bằng tay, còn dân thành thị dùng thìa và nĩa, chứ không dùng dao. Thức ăn vì thế cũng được cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. Khi làm cơm tiếp khách, họ sẽ chế biến những món ăn thật đặc biệt, thức ăn được bày trên một chiếc mâm lớn đặt ở giữa nhà. Theo tục lệ, nếu bạn được mời dùng một bữa cơm như thế, bân không nên ăn hết mà mỗi món ăn nên chừa lại một ít để chứng tỏ là bạn đã ăn thật no rồi và bữa cơm rất ngon miệng.
Nguồn: afamily.v
n
n
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét