Rượu cọ với nền văn hóa Á, Phi
Là thức uống độc đáo thậm chí có phần hơi kỳ dị, song rượu cọ lại khá phổ biến ở rất nhiều dân tộc. Đặc biệt, loại rượu này không thể thiếu trong các nghi lễ quan trọng của một số quốc gia châu Á và châu Phi.
Rượu cọ hay còn có tên gọi thông dụng khác là rượu Toddy, là đồ uống được chế biến từ nhựa của một vài loài cọ như Palmyra và cây dừa cọ. Rượu cọ có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hóa của nhiều quốc gia Á và Phi, đặc biệt là trong cuộc sống của người Sri Lanka và Myanmar.
Chế biến thành công rượu cọ phải trải qua khá nhiều công đoạn, trước tiên là lấy nhựa cọ. Cách thu hoạch phổ biến nhất là cắt hoa cọ và thu hoạch phần nhựa chảy ra từ hoa, sau đó người dân chỉ việc sử dụng những chiếc chai gắn xung quanh hoa cọ và chờ đợi hấng lấy toàn bộ phần nhựa chảy ra. Chất dịch nhựa tiết ra từ hoa cọ rất ngọt và thơm và trước khi lên men chúng là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Rượu cọ đa phần được lên men tự nhiên, khoảng sau 2 giờ từ khi thu hoạch. Rượu này có mùi thơm quyến rũ với nồng độ cồn thấp và vị ngọt đặc trưng. Tuy nhiên với khẩu vị khác nhau, ở mỗi quốc gia quá trình lên men cũng như thời gian ủ rượu lại diễn ra theo những quy trình khác nhau đem đến những hương vị cũng thật bất ngờ. Rượu cọ nếu lên men trong khoảng thời gian lâu hơn, khoảng một ngày thì độ cồn sẽ mạnh hơn, vị chua hơn song đó lại là thức uống được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Phi.
Cũng là rượu cọ song mỗi nơi thức uống này lại có nguồn gốc từ những giống cọ khác nhau, đây cũng là một phần nguyên nhân khiến hương vị rượu cọ trở nên đa dạng. Ở châu Phi đa phần nhựa cọ dùng chế biến rượu được khai thác từ những loài cọ hoang dại như cọ bạc, thốt nốt hay cây dầu cọ. Ấn Độ và Nam Á lại ưa chuộng sử dụng cây cọ dừa và thốt nốt. Cũng như thế, qua mỗi quốc gia, tên gọi của thức uống quyến rũ và độc đáo này lại có sự thay đổi. Tại Công-gô có đến bốn loại rượu khác nhau và gọi tên là Malafu, còn ở Nigeria rượu cọ được gọi là Ogogoro.
Tại Ấn Độ - thức uống được yêu thích này có tên là Kallu. Nơi đây Kallu thường được uống ngay sau khi kết thúc quá trình lên men vào cuối ngày, để sang ngày hôm sau Kallu có vị chua như giấm và dễ hỏng bởi thức uống này có thời gian bảo quản rất ngắn. Tại nhiều vùng của Ấn Độ như Pradesh rượu cọ là thức uống hết sức phổ biến và cũng là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tại hầu hết các làng mạc ở đây người dân thường uống Kallu sau khi kết thúc công việc ban ngày. Kallu cũng là thức uống dâng lên các vị thần trong nghi lễ tôn giáo của người Ấn Độ. Một hình ảnh đặc trưng ở đây đó là khi hoàng hôn buông xuống, người dân thường tập trung dưới gốc cây, cuốn lá cây thành phễu, khéo léo đổ rượu ra chiếc phễu tự chế đó và dốc vào miệng uống cho đến khi say sưa.
Tương tự như thế, rượu cọ có vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ của người Nigenia, miền Trung và Tây châu Phi như đám cưới, lễ thôi nôi hay tang ma. Trong các dịp như thế khách khứa bao giờ cũng được mời những ly rượu cọ đặc trưng của người bản địa. Bên cạnh đó, cũng từ rượu cọ người dân từng vùng miền tại các quốc gia còn kết hợp với các loại thảo dược tạo ra tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Không chỉ là thức uống của người dân địa phương nơi các làng mạc xa xôi, giờ đây nhờ hương vị ngọt thơm tự nhiên rượu cọ còn chinh phục được nhiều du khách khắp nơi trên thế giới. Ngành công nghiệp rượu cọ đang dần chiếm lĩnh thị trường đồ uống và đem đến những lợi nhuận kếch xù cho các doanh nhân đến khai thác.
Chế biến thành công rượu cọ phải trải qua khá nhiều công đoạn, trước tiên là lấy nhựa cọ. Cách thu hoạch phổ biến nhất là cắt hoa cọ và thu hoạch phần nhựa chảy ra từ hoa, sau đó người dân chỉ việc sử dụng những chiếc chai gắn xung quanh hoa cọ và chờ đợi hấng lấy toàn bộ phần nhựa chảy ra. Chất dịch nhựa tiết ra từ hoa cọ rất ngọt và thơm và trước khi lên men chúng là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Rượu cọ đa phần được lên men tự nhiên, khoảng sau 2 giờ từ khi thu hoạch. Rượu này có mùi thơm quyến rũ với nồng độ cồn thấp và vị ngọt đặc trưng. Tuy nhiên với khẩu vị khác nhau, ở mỗi quốc gia quá trình lên men cũng như thời gian ủ rượu lại diễn ra theo những quy trình khác nhau đem đến những hương vị cũng thật bất ngờ. Rượu cọ nếu lên men trong khoảng thời gian lâu hơn, khoảng một ngày thì độ cồn sẽ mạnh hơn, vị chua hơn song đó lại là thức uống được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Phi.
Cũng là rượu cọ song mỗi nơi thức uống này lại có nguồn gốc từ những giống cọ khác nhau, đây cũng là một phần nguyên nhân khiến hương vị rượu cọ trở nên đa dạng. Ở châu Phi đa phần nhựa cọ dùng chế biến rượu được khai thác từ những loài cọ hoang dại như cọ bạc, thốt nốt hay cây dầu cọ. Ấn Độ và Nam Á lại ưa chuộng sử dụng cây cọ dừa và thốt nốt. Cũng như thế, qua mỗi quốc gia, tên gọi của thức uống quyến rũ và độc đáo này lại có sự thay đổi. Tại Công-gô có đến bốn loại rượu khác nhau và gọi tên là Malafu, còn ở Nigeria rượu cọ được gọi là Ogogoro.
Tại Ấn Độ - thức uống được yêu thích này có tên là Kallu. Nơi đây Kallu thường được uống ngay sau khi kết thúc quá trình lên men vào cuối ngày, để sang ngày hôm sau Kallu có vị chua như giấm và dễ hỏng bởi thức uống này có thời gian bảo quản rất ngắn. Tại nhiều vùng của Ấn Độ như Pradesh rượu cọ là thức uống hết sức phổ biến và cũng là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tại hầu hết các làng mạc ở đây người dân thường uống Kallu sau khi kết thúc công việc ban ngày. Kallu cũng là thức uống dâng lên các vị thần trong nghi lễ tôn giáo của người Ấn Độ. Một hình ảnh đặc trưng ở đây đó là khi hoàng hôn buông xuống, người dân thường tập trung dưới gốc cây, cuốn lá cây thành phễu, khéo léo đổ rượu ra chiếc phễu tự chế đó và dốc vào miệng uống cho đến khi say sưa.
Tương tự như thế, rượu cọ có vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ của người Nigenia, miền Trung và Tây châu Phi như đám cưới, lễ thôi nôi hay tang ma. Trong các dịp như thế khách khứa bao giờ cũng được mời những ly rượu cọ đặc trưng của người bản địa. Bên cạnh đó, cũng từ rượu cọ người dân từng vùng miền tại các quốc gia còn kết hợp với các loại thảo dược tạo ra tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Không chỉ là thức uống của người dân địa phương nơi các làng mạc xa xôi, giờ đây nhờ hương vị ngọt thơm tự nhiên rượu cọ còn chinh phục được nhiều du khách khắp nơi trên thế giới. Ngành công nghiệp rượu cọ đang dần chiếm lĩnh thị trường đồ uống và đem đến những lợi nhuận kếch xù cho các doanh nhân đến khai thác.
Nguồn: monngonhano
i
i
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét