Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

10 hòn đảo riêng tuyệt đẹp của các tỉ phú


10 hòn đảo riêng tuyệt đẹp của các tỉ phú   

10 hòn đảo riêng tuyệt đẹp của các tỉ phú
Tỉ phú người Nga Roman Abramovich hiện đang sở hữu đảo New Holland ở St. Petersburg, và đang ấp ủ ý định xây dựng một bảo tàng nghệ thuật trị giá 400 triệu USD trên hòn đảo xinh đẹp này.

Richard Branson - chủ tịch tập đoàn Virgin - mua đảo Neckert tại quần đảo British Virgin với giá 200.000 USD từ những năm 1970. Hiện đảo Neckert được cho thuê 50.000 USD/đêm.
Tỉ phú Louis Moore Bacon - Giám đốc tài chính của Hedge - sở hữu đảo Robins thuộc quần đảo Long (Mỹ). Hòn đảo này được ông Bacon mua năm 1993 với giá 11 triệu USD.
Hòn đảo Musha Cay thuộc quyền sở hữu của David Copperfield, ảo thuật gia nổi tiếng người Mỹ. Hòn đảo xinh đẹp này nằm ở Bahamas. Nơi đây, năm 2007 đã diễn ra đám cưới của Sergey Brin, người sáng lập ra Google.
Tỉ phú người Nga Roman Abramovich - Chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Chelsea - mua hòn đảo New Holland ở St. Petersburg (Nga) năm 2010 với ý định xây dựng một bảo tàng nghệ thuật trị giá 400 triệu USD trên đó.
Đảo Skorpios (Hy Lạp) trước đây là hòn đảo của tỉ phú người Hy Lạp Aristotle Onassis. Sau khi tỉ phú này qua đời, hòn đảo thuộc quyền sở hữu của cháu gái ông, Athina.
Mel Gibson, diễn viên - đạo diễn nổi tiếng người Mỹ, mua đảo Mago năm 2005 với giá 15 triệu USD.
Ted Turner, tỉ phú người Mỹ, bỏ tiền mua hòn đảo St. Phillips (Mỹ) và khoảng đất rộng xung quanh hòn đảo vào năm 1979.
Paul Tudor Jones, chủ tịch tập đoàn Tudor Investment, sở hữu 3 hòn đảo cho riêng mình. Những hòn đảo này là một phần của khu bảo tồn động vật hoang dã của ông tại vịnh Chesapeake, Maryland (Mỹ).
David Murdock, thương gia giàu có người Mỹ, trở thành ông chủ của hòn đảo Lanai ở Hawaii năm 1985 khi ông mua một công ty sở hữu 98% hòn đảo này.
Dean Kamen, tỉ phú người Mỹ, mua đảo North Dumpling ở bang Connecticut với giá 2,5 triệu USD năm 1986.

Nguồn: Bưu Điện Việt Nam

Tạo lập sản phẩm du lịch biển xanh để cạnh tranh


Tạo lập sản phẩm du lịch biển xanh để cạnh tranh  

Tạo lập sản phẩm du lịch biển xanh để cạnh tranh
Sản phẩm du lịch biển "xanh" là những sản phẩm có hàm lượng cao các yếu tố, đặc biệt là dịch vụ thân thiện với môi trường, được phát triển với những nguyên tắc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Sản phẩm này còn phụ thuộc vào chất lượng môi trường và hệ sinh thái biển - yếu tố hàng đầu quyết định tính cạnh tranh, hấp dẫn của điểm đến du lịch trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

Phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Trung Lương, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch-Tổng cục du lịch cho rằng đối với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và du lịch biển nói riêng, việc phát triển du lịch biển "xanh" có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh và phát triển bền vững. 

Chính vì vậy, một trong 3 mục tiêu cụ thể của chiến lược đã xác định là phát triển du lịchbiển "xanh" gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy giá trị tài nguyên môi trường; khẳng định môi trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị hưởng thụdu lịch, thương hiệu du lịch

Các dự án phát triển du lịch phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về môi trường.

Cùng với dự thảo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 đã được xây dựng với những mục tiêu phát triển cụ thể như đến năm 2020, du lịch biển Việt Nam phải đứng cùng nhóm nước có du lịch biển phát triển nhất khu vực là Thái Lan,MalaysiaIndonesia với hình ảnh điểm đến khá rõ nét. 

Theo mục tiêu đặt ra, Việt Nam phải hình thành được ít nhất 5 điểm đến khu du lịch biển tầm cỡ quốc tế có sức cạnh tranh cao trong khu vực là Hạ Long-Cát Bà; Lăng Cô-Sơn Trà-Hội An; Nha Trang-Cam Ranh; Phan Thiết-Mũi Né và Phú Quốc. 

Như vậy, đến thời điểm đó, vùng ven biển phải thu hút được khoảng 25 triệu lượt khách quốc tế; 60 triệu lượt khách du lịch nội địa; thu nhập du lịch biển đạt gần 11 tỷ USD; tạo khoảng 600.000 việc làm trực tiếp và 1,1 triệu việc làm gián tiếp, tương ứng với 72% tổng lượt khách du lịch quốc tế, 61% tổng lượt khách du lịch nội địa, chiếm 68% thu nhập du lịch toàn quốc.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Nguyễn Văn Cư, mặc dù đã có được định hướng cho hoạt động phát triển sản phẩm du lịch biển đặc thù, đặc biệt là sản phẩm du lịch biển "xanh," song thực tế sản phẩm này chưa được khai thác hợp lý. Do đó, cần nâng cao nhận thức của các nhà quản lý các cấp về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm du lịch biển "xanh" đặc thù cho từng khu vực ở vùng ven biển, thông qua việc xây dựng những tiêu chí và đưa vào áp dụng trong thực tiễn.

Thêm vào đó, cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và thẩm định những dự án đầu tư của các cơ quan quản lý, tư vấn du lịch.

Nguồn: TTXVN/Vietnam+

Du lịch Việt Nam không còn tiềm ẩn


Du lịch Việt Nam không còn tiềm ẩn   

Du lịch Việt Nam không còn tiềm ẩn
Ngày 2.8, Tổng cục du lịch, Dự án “Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội” do EU tài trợ (gọi tắt là Dự án EU) và các chuyên gia EU đã báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh về các phương án xây dựng logo (biểu tượng) và slogan (khẩu hiệu) quảng bá xúc tiến du lịch Việt Nam giai đoạn 2011- 2015.
Các chuyên gia Dự án EU đã khảo sát, làm việc với các nhóm đối tác, với Công ty Cowan (công ty đoạt giải cao nhất trong cuộc thi sáng tác logo và slogan mà Tổng cục du lịch vừa tổ chức), Vụ Thị trường (Tổng cục du lịch) để có thể xây dựng được thương hiệu tốt nhất cho Việt Nam. Trong đó, các chuyên gia tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược thương hiệu, thiết kế biểu tượng và khẩu hiệu, xúc tiến thương hiệu.
Bà Kirsten Focken- cố vấn marketing (Dự án EU) cho rằng: “ Việt Nam đang là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn của châu Á. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực ngày càng gay gắt. Nước nào ở châu Á cũng muốn du lịch, thương hiệu nước mình thật nổi bật và độc đáo…Thương hiệu du lịch mới cần đưa ra là Việt Nam không còn “tiềm ẩn” nữa. du lịch Việt Nam là một nền du lịch cởi mở, tự tin, mang vẻ đẹp khác biệt, bất tận và năng động. Du khách đến Việt Nam du lịch sẽ có những chuyến đi dài ngày, định kì, thỏa thích khám phá, vui chơi, giải trí với hạ tầng du lịch tốt, giao thông thuận lợi và dễ tiếp cận”.
 
Trong chiến lược phát triển du lịch giai đoạn mới, Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực. Trong khi đó, những thị trường ở châu Á- Thái Bình Dương cũng đang là những thị trường có mức chi tiêu từ trung bình đến cao và đây là phân đoạn thị trường cần tập trung khai thác. Với mỗi thị trường, du lịch Việt Nam cần có những hệ thống sản phẩm, chiến dịch khác nhau để quảng bá.
 
Các chuyên gia EU cũng đã trình bày 2 phương án logo và slogan cụ thể với hình ảnh chính là ngôi sao và hoa sen được thể hiện một cách sáng tạo, tinh tế.
 
Tất cả ý kiến của đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL, Tổng cục du lịch đều cho rằng cách tiếp cận, triển khai xây dựng thương hiệu cho du lịch Việt Nam của Dự án EU và các đối tác rất chuyên nghiệp, khoa học và thuyết phục. 
 
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói: “Các đơn vị tham gia tư vấn, thiết kế cần cân nhắc một số chi tiết, màu sắc, vị trí của biểu tượng và chữ, nghĩa trong khẩu hiệu để có những lựa chọn hợp lý, đắc địa, sáng suốt nhất. Các phương án đã trình bày theo tôi là rất tốt, khả quan và có những cảm nhận rất chính xác, tinh tế về đất nước chúng tôi. Tuy nhiên, vẫn cần có một số ý kiến của các chuyên gia các ngành liên quan để tham khảo nhằm đưa ra kết quả tốt nhất. Tổng cục du lịch và các đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai các bước tiếp theo để lựa chọn phương án cuối cùng, phục vụ hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch trong năm nay”.

Nguồn: Báo Văn Hó
a

Thu hồi dự án khu du lịch Hòn Phụ Tử ở Kiên Giang


Thu hồi dự án khu du lịch Hòn Phụ Tử ở Kiên Giang   

Thu hồi dự án khu du lịch Hòn Phụ Tử ở Kiên Giang
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Lê Văn Thi vừa ký quyết định dừng chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch Hòn Phụ Tử tại xã Bình An, huyện Kiên Lương của Công ty Cổ phần du lịch Kiên Giang.
Năm 2008, Công ty Cổ phần du lịch Kiên Giang được chấp thuận đầu tư dự án Khu du lịch Hòn Phụ Tử và được giao quản lý hơn 144.000m2. 

Từ năm 2009-2010, Công ty Cổ phần du lịch Kiên Giang tự ý tổ chức thu phí vào cổng tại đây, trong khi vẫn chưa lập xong quy hoạch chi tiết 1/500.

Do dự án chậm triển khai đầu tư xây dựng nên đã xảy ra tình trạng người dân tái lấn. Sau đó, Công ty Cổ phần du lịch Kiên Giang được gia hạn đến cuối tháng 6/2011 phải lập xong quy hoạch chi tiết 1/500 để tiếp tục triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến nay đã hết thời gian quy định nhưng Công ty Cổ phần du lịch Kiên Giang không triển khai đầu tư dự án và không lập quy hoạch đầu tư dự án.

Tính đến thời điểm này, Công ty Cổ phần du lịch Kiên Giang có ít nhất bốn dự án đã bị thu hồi chủ trương đầu tư. 

Ba dự án bị thu hồi vào tháng Tư  năm nay là Công viên Ba Hòn, Khu du lịch Bãi Dương (huyện Kiên Lương) và dự án Công viên, nhà hàng, khách sạn tại khu đô thị Đầm Chít (huyện Giang Thành). 

Tổng số bốn dự án mà Công ty Cổ phần du lịch Kiên Giang bị thu hồi có vốn hàng trăm tỷ đồng.

Nguồn: TTXVN/Vietnam+

Chưa khai thác hết tiềm năng dịch vụ du lịch MICE


Chưa khai thác hết tiềm năng dịch vụ du lịch MICE

Chưa khai thác hết tiềm năng dịch vụ du lịch MICE
Vài năm trở lại đây, du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) đã phát triển khá nhanh ở nước ta. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, thành quả đạt được vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng của Việt Nam, bởi lợi thế của Việt Nam không hề thua kém các nước có nền du lịch MICE phát triển trong khu vực, như Thái Lan,Singapore...
Theo báo cáo của Tổng cục du lịch, năm 2010, cả nước đón 5 triệu lượt khách quốc tế, trong đó khách MICE chiếm 25%. Hiện tại, một số địa điểm thu hút số đông du khách MICE là TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, HuếNha Trang, Phú Quốc... Riêng tại TP.HCM, du lịch MICE đã được ngành du lịch xác định là một trong 4 loại hình du lịch chính cần phát triển tốt trong tương lai.
Theo ông Gilbert Whelan, cựu Chủ tịch Hiệp hội du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Giám đốc Câu lạc bộ MICE Việt Nam, loại hình MICE mang lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với những loại hình du lịch thông thường. Cụ thể, mức chi tiêu trung bình (ngoài chi phí tour) của khách MICE từ châu Âu là 700 - 1.000 USD/ngày, khách châu Á khoảng 400 USD/ngày. 
“Số lượng đoàn MICE đến Việt Nam mới chỉ dừng ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Nguyên nhân là do việc quảng bá lĩnh vực du lịch MICE nói riêng và hình ảnh du lịch nói chung ở Việt Nam còn khá thụ động, chưa tự tin”, ông Gilbert Whelan nhận định. 
Trả lời phóng viên Báo Đầu tư, đa số các đơn vị lữ hành cho biết, nguyên nhân khiến các đoàn MICE quốc tế chưa “mặn mà” với nước ta chủ yếu do số lượng khách sạn 4 - 5 sao đạt chuẩn tại các thành phố ở nước ta chưa nhiều, trong khi các trung tâm biểu diễn văn hóa có chiều sâu, các trung tâm mua sắm cao cấp, hàng lưu niệm đặc trưng còn ít hoặc chưa đáp ứng tốt nhu cầu của khách MICE.

Ngoài ra, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Giám đốc Truyền thông Fiditour, một nguyên nhân nữa là, nước ta chưa có trường lớp đào tạo bài bản cho ngành công nghệ MICE vốn rất phát triển trên thế giới.  
Ông Nguyễn Bá Vinh, Giám đốc Công VEAS, đơn vị đại diện cho Cục Triển lãm và Hội nghị Thái Lan (TCEB) tại Việt Nam cho biết, để xây dựng được hình ảnh một đất nước hấp dẫn đối với khách MICE, kinh nghiệm của Thái Lan là phải có sự hợp lực, liên kết giữa doanh nghiệp trong ngành với nhau để tạo ra phong cách riêng, ấn tượng với những sản phẩm đa dạng. 
Nhờ sự liên kết này, TCEB đã chủ động đưa ra các chương trình khuyến mãi kích cầu, như “Thêm một đêm, thêm một nụ cười” (các nhà triển lãm quốc tế và khách tham quan triển lãm thương mại tại Thái Lan lưu trú tại khách sạn 2 đêm được miễn phí đêm thứ 3)... 
“Dự kiến, năm 2011, Thái Lan sẽ đón 720.000 lượt khách MICE, với doanh thu ước tính khoảng 1,9 tỷ USD. Đây là tấm gương cho ngành du lịch Việt Nam học hỏi”, ông Vinh nói.

Nguồn: baodautu.vn

Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh du lịch


Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh du lịch   

Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh du lịch
Là địa phương sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịchtrong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Sóc Trăng đang từng bước khai thác hiệu quả cao thế mạnh này, đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế địa phương.
Toàn tỉnh có 8 di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia và hơn 20 di tích cấp tỉnh, trong đó nổi tiếng như Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, Chùa Kh’ Leang… Sóc Trăng còn được biết đến với một số điểm đến khá hấp dẫn khác như Vườn cò Tân Long, cồn Mỹ Phước, chùa Bốn Mặt, chùa La Hán cùng một số làng nghề truyền thống như mây, tre, làm bánh pía…Đặc biệt, Sóc Trăng có khoảng hơn 70 km đường bở biển với nhiều cù lao thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, trong đó có khai thác du lịch biển đảo. Bên cạnh đó, Sóc Trăng là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Kinh, Khơme, Hoa với nhiều lễ hội độc đáo như lễ hội Ooc-Om-Boc và đua ghe Ngo, lễ cúng Phước Biển, lễ hội nghinh Ông, lễ hội cúng Dừa... tạo nên nét đặc sắc về văn hóa. Đây cũng chính là lợi thế để Sóc Trăng khai thác và phát triển du lịch. Một số loại hình du lịch được Sóc Trăng khai thác mang lại hiệu quả như du lịch văn hóa lễ hội kết hợp tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch homestay, du lịch làng nghề…..
Ông Nguyễn Tánh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Sóc Trăng cho biết, những lễ hội đặc sắc của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa tại Sóc Trăngcùng những kiến trúc độc đáo của đình, chùa; nghệ thuật sân khấu dân tộc Khmer như Robam, Dù Kê và các làng nghề bánh pía, lạp xưởng, vẽ tranh trên kính…chính là những nét đặc sắc riêng biệt để Sóc Trăng phát triển du lịch. Hiện Sóc Trăng đang đẩy mạnh khai thác những lợi thế đặc thù này trên cơ sở xã hội hóa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch và người dân tham gia làmdu lịchTrong 6 tháng đầu năm 2011, tổng lượng khách đến tham quan Sóc Trăng là 327.421 lượt, đạt 56% kế hoạch năm, trong đó: khách quốc tế là: 3.438  lượt. Khách lưu trú: 52.994 lượt, đạt 55% kế hoạch năm, trong đó khách quốc tế là 3.218 lượt khách, đạt 47% kế hoạch năm. Doanh thu du lịch đạt trên 39 đồng, đạt 50% kế hoạch năm, tăng 18,2% so với 6 tháng đầu năm 2010. 
 
Trong 6 tháng đầu năm 2011, ngành du lịch tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành thẩm định lại và công nhận 05 khách sạn đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch; cấp 04 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa, 09 thẻ thuyết minh viên du lịch cho các đối tượng là hướng dẫn viên, thuyết minh tại các điểm di tích, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tham gia trưng bày, quảng bá du lịch tỉnh Sóc Trăng nhân “Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh” lần VII năm 2011 và đạt giải ba gian hàng đạt tiêu chuẩn do Ban Tổ chức trao tặng; Tham gia trưng bày, quảng bá tại Hội chợ - Triển lãm Nông nghiệp Quốc tế ĐBSCL “Bông lúa vàngViệt Nam - Sóc Trăng Expo 2011” tại tỉnh Sóc Trăng. Biên tập tóm tắt 05 dự án: Khu du lịch Cồn nổi số 3 xã Song Phụng, Khu du lịch sinh thái Hồ Bể huyện Vĩnh Châu, Khu du lịch sinh thái ngập mặn Cù Lao Dung, Khu dân cư du lịch nghỉ dưỡng An Lạc Thôn và dự án tuyến tàu cao tốc du lịch Trần Đề - Côn Đảo để giới thiệu cho các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Xây dựng lắp đặt 07 panô chỉ đường đến các điểm du lịch của tỉnh… nhằm mục đích kêu gọi đầu tư và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của địa phương.
Cũng theo ông Nguyễn Tánh, Sóc Trăng đang xúc tiến việc nâng cao cơ sở hạ tầng, tăng cường chất lượng dịch vụ, bổ sung nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch, triển khai kế hoạch liên kết phát triển du lịch trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, Sóc Trăng đang được Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch hỗ trợ thực hiện đề án nâng cấp, xây dựng lễ hội Ooc-Om-Boc và đua ghe Ngo trở thành Festival cấp quốc gia.
 
Trước cơ hội này, Sóc Trăng đang tích cực chuẩn bị công tác xúc tiến, nâng cao hình ảnh, chất lượng dịch vụ du lịch và khả năng giao tiếp, nghiệp vụ của đội ngũ nhân lực ngành du lịch… Với sự nỗ lực này, hứa hẹn ngành du lịch Sóc Trăng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn mới.
Nguồn: VEN

VAT đang làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt Nam


VAT đang làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt Nam
Dân trong nghề thường gọi tiền Bo là một dạng “VAT” trong du lịch. Một trong những vấn đề bức xúc lớn nhất và âm ỉ nhất của ngành du lịch chính là nạn “tiền bo” của khách du lịch, nhà hàng, khách sạn… cho hướng dẫn viên du lịch và lái xe cho các tour.
Theo nhiều hướng dẫn viên, thì tiền bo là một phần tất yếu của nghề hướng dẫn, không thể không có, nhưng vấn đề là làm thế nào để có tiền bo và nhận tiền bo một cách “lịch sự” thì ít người bàn đến.
Theo một hướng dẫn viên lâu năm tại Huế cho biết, nguồn thu nhập chính của các hướng dẫn viên không phải từ tiền công hướng dẫn đoàn/ngày vì chỉ có khoảng từ 350000đ - 400000đ ngày bình thường và 500000đ (được xem là mức bóc lột của các hãng du lịch đối với hướng dẫn viên) hoặc hơn vào những dịp lễ tết, mà chủ yếu từ tiền Bo của khách và các điểm đến. 
 
Ví dụ như hướng dẫn một đoàn từ Đà Nẵng ra Huế, hướng dẫn viên sẽ đưa khách đến một số điểm như làng đá Non Nước, mua Mè Xửng, Tôm chua ở Huế, mua hàng tại chợ Đông Ba, đến các nhà hàng, khách sạn.... Tuỳ theo số hàng khách mua tại mỗi điểm, hướng dẫn viên và tài xế sẽ được hưởng từ 25-30% tổng số tiền khách mua hàng (nếu khách mua 6 triệu tiền hàng thì hướng dẫn và tài xế sẽ được 1-1,5 triệu hoặc hơn). 
 
Các điểm dừng mua hàng, uống nước và ăn uống thường là những điểm quen của hướng dẫn viên hoặc tài xế. Chủ các cửa hàng đương nhiên phải trích % cho hướng dẫn viên và tài xế vì nếu không lần sau sẽ không dẫn khách tới quán. Khoản tiền Bo cuối cùng chính là tiền Bo từ chính các đoàn khi kết thúc hành trình. Mức bo này phụ thuộc vào độ hài lòng của đoàn đối với hướng dẫn viên nhưng không thể không Bo. Bởi đó gần như là “luật”, mặc dầu đó là điều rất tế nhị. 
 
Còn một hướng dẫn viên tại Hội An cho biết, hướng dẫn viên “trúng nhất” khi giới thiệu cho khách quốc tế mua đồ (vải hoặc đồ lưu niệm) hoặc may đồ (trong vòng 1 ngày hoặc một buổi). Khách quốc tế, nhất là khách Úc, New zeland thường mua hoặc may đồ với hoá đơn rất lớn, từ vài trăm đến vài ngàn đô và đương nhiên hướng dẫn viên được hưởng từ 20-30% giá của hoá đơn đó. 
 
Hoặc trên đường đi từ Nha Trang vào TP. Hồ Chí Minh hoặc ngược lại, các đoàn khách thường được hướng dẫn viên đưa vào dừng chân uống nước và mua hàng tại các cửa hàng bán Thanh Long, Bình Thuận. Hay từ Hà Nội đi Hải Phòng, các đoàn thường mua Bánh đậu xanh tại khu vực thị trấn Sao Đỏ, Hải Dương... Các hướng dẫn viên và tài xế lâu năm và chạy trên những tuyến có định thường có những “quán ruột” của mình trên hành trình. Và đây chính là những điểm tạo ra nguồn thu nhập cho các hướng dẫn viên và tài xế theo tuyến.
 
Còn đối với hướng dẫn viên tại điểm thì không có cơ hội nhận tiền Bo (thường từ 100-200ngàn/đoàn) nhiều như hướng dẫn viên tuyến nhưng họ cũng có cách để móc hầu bao của khách du lịch bằng nhiều cách khác nhau. Các hướng dẫn viên điểm thường nhìn các đoàn khách bằng “con mắt nhà nghề” và kinh nghiệm lâu năm. Sự nhiệt tình hướng dẫn tại các điểm phụ thuộc rất nhiều vào cách đánh giá ban đầu của hướng dẫn viên. Thường nhìn vào vẻ ngoài của các đoàn khách như cách ăn mặc, giọng nói, cách giao tiếp, số lượng đoàn để biết là khách giáo viên, khách công nhân, khách doanh nhân, khách về hưu, khách giàu, khách nghèo.... 
 
Những khách được dự đoán có khả năng Bo hoặc là những khách nhiều tiền thường được “săn sóc” hết sức nhiệt tình, hướng dẫn chi li, tỉ mỉ, trả lời đầy đủ các câu hỏi và dẫn đến đầy đủ các điểm tham quan trong khu vực. Ngược lại những đoàn có khả năng bo ít, hoặc có vẻ “nghèo” thì chỉ hướng dẫn qua loa và bỏ qua nhiều điểm đến trong khu vực, nhiều lúc bị nhìn với cặp mắt “ghẻ lạnh”.         
 
Thực chất tiền Bo của các điểm mua hàng, các quán ăn, nhà hàng… cho hướng dẫn và tài xế là tiền mà các cửa hàng, điểm đến này thu từ khách thông qua việc tăng giá các mặt hàng bán cho đoàn khách đó (thường tăng từ 40-50% và tuỳ theo % chi cho hướng dẫn viên). Mặc dầu khách đã mua các tour với giá trọn gói và các cam kết về chất lượng, nhưng khách vẫn phải bỏ ra những khoản tiền vô lý (nhưng vẫn nhầm tưởng là rất có lý). Nhiều vị khách du lịch có lúc rất bực mình về hiện tượng này, vì có nhiều lúc nó diễn ra công khai, trắng trợn. Nhưng phần lớn khách đều không lên tiếng mà xem đó như là một điều hiển nhiên. Chính điều này đã làm cho chi phí chính thức và không chính thức cho các tour ở nước ta luôn bị đẩy lên cao.

Nguồn: Dân Trí

Mùa thu ở vùng trồng nho gần cực bắc nhất thế giới


Mùa thu ở vùng trồng nho gần cực bắc nhất thế giới   

Mùa thu ở vùng trồng nho gần cực bắc nhất thế giới
Nói đến nho và rượu vang có lẽ ai cũng nghĩ đến Pháp và rượu vang Bordeaux nổi tiếng thế giới. Nhưng có khá nhiều vùng trồng nho trên thế giới không thật nổi tiếng nhưng rượu vang lại không kém phần ngon và có hương vị riêng biệt. Một trong những vùng trồng nho và cất rượu nho như thế nằm ở Saxony, Đức.
Đây là vùng trồng nho gần cực bắc nhất trên toàn thế giới kéo dài từ Pillnitz (Dresden) đến Diesbar-Seußlitz.

Diện tích cả vùng trồng nho này chỉ có 450 ha, tổng lượng rượu thu hoạch được hằng năm (khoảng 2 triệu lít) chỉ bằng 0,3% trên toàn nước Đức. Thế nhưng truyền thống trồng nho và cất rượu vang ở đây đã có từ khá lâu - hơn 800 năm. Nghề trồng nho ở đây được nhắc đến từ năm 1161, vì thế nó đã ăn sâu vào cuộc sống người dân cũng như có liên hệ mật thiết với lịch sử của cả bang Saxony.

Mùa thu ở vùng trồng nho gần cực bắc nhất thế giới, du lịch, du lich, anh dep, canh dep, phuot, di dau, nghi cuoi tuan

Rực rỡ lá nho vào mùa thu

Khí hậu và đất đai ở đây khá phù hợp với việc trồng nho. Nằm trên những sườn đồi thoai thoải bên dòng sông Elbe, những giàn nho luôn được phơi mình dưới những tia nắng ấm. Do nằm gần cực bắc nhất trong tất cả các vùng trồng nho trên thế giới nên thời gian để nho chín lâu hơn những vùng trồng nho khác, có lẽ bởi thế mà hương vị rượu vang nơi đây đậm đà hơn, êm dịu hơn chăng?

Lang thang trên con đường rượu vang (Weinstrasse) kéo dài 55km từ Pillnitz về Seussnitz, cũng như nhiều du khách khác, chúng tôi lại lần nữa khám phá vùng đất thú vị với nhiều lâu đài, biệt thự hoành tráng bên những giàn nho tầng tầng lớp lớp.

Mùa thu ở vùng trồng nho gần cực bắc nhất thế giới, du lịch, du lich, anh dep, canh dep, phuot, di dau, nghi cuoi tuan

Lâu đài Wackerbarth ở Radebeul

Trung tâm chính của vùng trồng nho nằm tại Radebeul và Diesbar-Seußlitz. Radebeul được ví như Nizza của Saxony với nhiều villa và lâu đài đẹp như lâu đài Wackerbarth, Hof Lößnitz, villa Spitzhaus, villa Sorgenfrei etc. Mùa hè và đặc biệt là vào mùa thu đến đây vãn cảnh luôn mang một cảm giác thật thú vị.

Hè đến, khi các giàn nho đã xanh mướt mát, những chùm nho li ti đã ken đặc cũng là lúc khách du lịch đổ về đây thăm thú và uống rượu vang hay trekking ngắm phong cảnh đồi núi và những cánh đồng nho xanh bạt ngàn. Trên đồi cao trời xanh gió mát, phong cảnh cả vùng như thơ mộng và quyến rũ hơn. Đặc biệt, khi mùa thu về những cánh đồng nho vừa hôm nào còn xanh mướt nay đã trĩu quả, chín mọng và chỉ còn đợi ngày thu hoạch.

Mùa thu hoạch nho nhộn nhịp người đi kẻ lại. Do địa hình khá dốc nên việc thu hoạch có vất vả hơn những vùng khác vì chủ yếu dựa vào sức người. Trong mùa thu hoạch (cuối tháng 9 đầu tháng 10) những giàn nho bắt đầu chuyển màu từ xanh sang vàng và tím.

Toàn bộ cảnh quan hấp dẫn và quyến rũ, mời gọi khách thập phương đến thưởng thức rượu mới, cũng như thỏa mãn với những cuộc picnic trên những triền đồi được che phủ bởi những giàn nho sặc sỡ.

Đến Radebeul khách du lịch thường không quên ghé thăm Bảo tàng Karl May, nhà văn chuyên viết về các bộ tộc da đỏ. Nếu bạn đến đây đúng vào dịp diễn ra Festival Karl May thì càng thêm thú vị, lúc đó bạn không những hiểu rõ hơn về con người Karl May cũng như những tác phẩm của ông, mà sẽ còn được thưởng thức và tham gia nhiều hoạt động lễ hội cùng những người da đỏ.

Mùa thu ở vùng trồng nho gần cực bắc nhất thế giới, du lich, anh dep, canh dep, phuot, di dau, nghi cuoi tuan

Ruộng nho bậc thang xanh mướt khi hè về

Nằm cách Meissen chỉ khoảng 10km, Diesbar-Seußlitz là một trung tâm khác của vùng trồng nho này, cũng là nơi có nhiều loại rượu vang ngon nổi tiếng trong vùng. Đến đây ngoài thưởng thức rượu vang, du khách sẽ được thăm một vùng quê yên bình với những lâu đài đặc trưng.

Mùa thu ở vùng trồng nho gần cực bắc nhất thế giới, du lịch, du lich, anh dep, canh dep, phuot, di dau, nghi cuoi tuan

Radebeul mùa thu

Ngoài Radebeul và Diesbar-Seußlitz là hai trung tâm chính trồng nho trên con đường rượu vang, du khách sẽ được thăm thủ phủ của bang Sachsen - Dresden với những công trình kiến trúc hấp dẫn, những bảo tàng nổi tiếng thế giới, những món ăn đặc trưng và dải bờ sông phong cảnh đẹp tuyệt vời.

Khu trồng nho ở Dresden tập trung ở Pillnitz với lâu đài cùng tên mang phong cách kiến trúc châu Á khá độc đáo cũng như phía dưới hai lâu đài Elbschlösschen. Những lâu đài này cũng là những địa danh gắn liền với việc trồng nho ở Dresden và rất đáng tham quan.

Mùa thu ở vùng trồng nho gần cực bắc nhất thế giới, du lịch, du lich, anh dep, canh dep, phuot, di dau, nghi cuoi tuan

Lâu đài Pilnitz bên sông Elbe thuộc vùng trồng nho gần cực bắc nhất thế giới

Hằng năm vào cuối tháng 9 ở Radebeul và Meißen đều tổ chức lễ hội rượu vang. Thông thường lễ hội này được tổ chức cùng với festival kịch. Tham gia lễ hội có hơn 30 nhà sản xuất với trên 200 loại rượu vang được bán và trưng bày ở những quầy của các nhà sản xuất. Bên cạnh đó các đoàn kịch đến từ nhiều nước trên thế giới như Đức, Ba Lan, Anh, Ý, Phần Lan, Mỹ, Ghana, Chile, Mexico, Cuba và Mông Cổ cũng về tham gia.

Thưởng thức rượu vang và những món ăn thơm phức, lại được xem kịch miễn phí thì còn gì thú bằng. Các đoàn kịch với những suất diễn vui nhộn và mang tính giải trí cao đã mang lại cho mọi người những giây phút sảng khoái.

Mùa thu ở vùng trồng nho gần cực bắc nhất thế giới, du lịch, du lich, anh dep, canh dep, phuot, di dau, nghi cuoi tuan

Thưởng thức rượu vang đầu mùa và thỏa mắt nhìn phong cảnh đẹp đẽ

Năm nào cũng thế, dù bận đến đâu tôi cũng đến thăm hội ít nhất một vài ngày để vừa nhâm nhi những cốc rượu vang ngon, vừa cùng mọi người thưởng thức những vở kịch hay và nhất là để thăm lại một vùng đất tôi rất yêu mến.

Nếu bạn một lần ghé thăm Dresden hãy đến một trong những trung tâm trồng nho quanh đấy, đặc biệt là Radebeul nằm ngay kề Dresden, cách trung tâm thành phố chỉ nửa tiếng đi tàu. Dĩ nhiên, bạn nhớ thưởng thức và mua làm quà ít rượu vang made in Saxony!


Nguồn: Tuổi Trẻ

Israel - mỗi con đường là một câu chuyện


Israel - mỗi con đường là một câu chuyện   

Israel - mỗi con đường là một câu chuyện
Do Hãng Hàng không Quốc gia Do Thái El Al không bay thẳng từ Việt Nam đến Israel nên đoàn chúng tôi phải bay sang Hong Kong. Tại sân bay Chek Lap Kok, lúc làm thủ tục bay đi Tel Aviv, hành khách đã bắt đầu làm quen với những biện pháp an ninh riêng của Israel.
Mỗi người đều được một nhân viên an ninh phỏng vấn riêng với nhiều câu hỏi liên quan đến hành lý cá nhân. Họ muốn đảm bảo rằng chuyến bay phải được thực hiện một cách an toàn nhất.
Từ Tel Aviv đến Haifa
 
Nhìn trên bản đồ thế giới, nếu tính đường chim bay thì khoảng cách từ Hồng Kông đến Israel chỉ bằng 2/3 đoạn đường từ Hong Kong đến Paris, nhưng thời gian bay lại dài bằng nhau do tất cả các chuyến bay của El Al đều phải bay vòng lên Trung Quốc, Nga rồi xuống Thổ Nhĩ Kỳ và theo Địa Trung Hải để hạ cánh ở Tel Aviv.
 
Những chi tiết kể trên có thể làm cho những hành khách lần đầu bay đến Israel cảm thấy hơi lo lắng. Nhưng xuống đến sân bay quốc tế Ben Gurion thì tất cả nỗi lo âu đều sẽ biến mất. Thủ tục nhập cảnh thật nhẹ nhàng, nhanh chóng, không cần phải khai báo gì.
 
Rony, hướng dẫn viên ở Israel đón chúng tôi tại sân bay với nụ cười tươi và câu chào “Shalom Vietnam!” nghĩa là “Xin chào Việt Nam!”. Rony cho biết du khách Việt Nam đến Israel với nhiều mục đích khác nhau: hành hương về đất Thánh, học hỏi về nông nghiệp, tìm hiểu về môi trường… nhưng đây là những khách Việt Nam đi du lịch thuần túy đầu tiên mà anh được phục vụ.
 
Sau hơn 45 phút đi xe chúng tôi đã có mặt tại Tel Aviv - thành phố trải dài 25km dọc bờ biển Địa Trung Hải. Thành phố lớn thứ hai của Israel này còn được mệnh danh là “thành phố màu trắng” do hầu hết các tòa nhà ở đây đều được xây bằng đá trắng hoặc quét vôi màu trắng hoặc màu sáng để hạn chế hấp thu cái nóng thiêu đốt của sa mạc.
 
Một góc Tel Aviv hiện đại về đêm
 
Lúc đoàn đến khách sạn đã hơn 10 giờ tối nhưng vẫn còn nhiều cửa hàng, tiệm ăn mở cửa. Không náo nhiệt bằng một số thành phố lớn hàng đầu châu Á nhưng Tel Aviv tấp nập, đông vui hơn nhiều so với tưởng tượng trước đó của tôi. Những đường phố chính trông rất hiện đại với nhiều tòa cao ốc rực rỡ ánh đèn. Cuộc sống về đêm tại thành phố này bắt đầu khá muộn. Từ 11 giờ trở đi không khí tại hàng trăm quán bar mới bắt đầu náo nhiệt và các cuộc vui thường kết thúc vào lúc bình minh!
 
Buổi sáng đầu tiên trên đất nước Israel, tôi tranh thủ đi ngắm bình minh trên Địa Trung Hải. Bờ biển vắng lặng, chỉ có vài người tập thể dục, chạy bộ. Một ông già đang cho chim bồ câu ăn... Cảnh vật thật thanh bình. Trong hành trình về phía Bắc Israel, đoàn đã đến nhiều địa danh nổi tiếng.
 
Đầu tiên là Caesarea - thành phố cảng được xây dựng vào thời đế quốc La Mã do Herold Đại đế chiếm đóng với nhiều phế tích đặc trưng của La Mã như trường đua ngựa, đấu trường, hí trường… Tiếp đó là Haifa - cảng biển chính và là thành phố lớn thứ ba của Israel. Tại đây, trên đỉnh núi Carmel, du khách có thể ngắm nhìn đền thờ trung tâm của đạo Bahai.
 
Dĩ nhiên không thể thiếu Nazareth với ngôi nhà của đức Mẹ Maria, Nhà thờ Truyền Tin (Annuciation Church) nổi tiếng, nơi thiên sứ Gabriel hiện ra và thông báo cho đức Mẹ đồng trinh Maria biết bà đã được chọn để sinh ra Chúa Cứu thế. Và Yardenit, một điểm đến rất thiêng liêng đối với người Công giáo, là nơi dòng sông Jordan đổ vào biển Galilée, nơi Thánh John Baptist đã làm lễ rửa tội cho Chúa Jesus.
 
Thú vị nhất là hai đêm tại phía Bắc, đoàn nghỉ lại trong khu định cư xanh tươi giữa các nông trang nằm sát biển Galilée. Nhờ đó mà chúng tôi hiểu thêm về lịch sử hình thành, cuộc sống và công việc của các thành viên tại khu định cư trong giai đoạn đầu lập quốc của Israel.
 
Một khúc sông Jordan
 
Đoạn đường chạy dọc theo biên giới giữa Jordan và Israel (hay West Bank của Palestine) có nhiều điều bất ngờ: Biên giới ở đây đơn giản chỉ là một hàng dây thép gai đơn sơ chạy dọc theo dòng sông Jordan, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của binh lính canh giữ. Càng về phía Nam, đất đai càng khô cằn hơn, nhìn quanh chỉ thấy toàn cát và đá. Thỉnh thoảng có những khu đất xanh tươi của những ốc đảo hay các nông trại trồng rau của người Israel.
 
Rony chỉ cho chúng tôi biết nơi nào là ngôi làng của người Palestine, nơi nào là khu định cư của người Do Thái. Trái ngược với những tưởng tượng trước đó của nhiều người trong đoàn, khung cảnh ở đây thật yên bình với những ốc đảo xanh tươi điểm xuyết trên nền vàng của đất, đá và cát sa mạc.
 
Biển Chết có cảnh quan khá thơ mộng
 
Đến biển Chết vào buổi chiều, nhận phòng khách sạn xong, tôi vội chạy ngay ra biển, nơi không chỉ nổi tiếng vì độ mặn của nước, mà còn được xem là cái rốn của Trái đất vì nó nằm sâu hơn 400 mét dưới mặt nước biển. Nước ở đây dường như đặc quánh, có cảm giác nước rất nặng.
Tôi thử xoay lưng và nằm xuống thì thấy đúng là mình bồng bềnh trên mặt nước. Khi nằm ngửa, có thể giơ tay, giơ chân lên trời mà vẫn không bị chìm. Ngược lại, bạn muốn nhấn chân vào sâu trong nước biển để đứng lên thì lại không thể.
 
Từ trên ngọn núi Olive
 
Sáng hôm sau, cả đoàn dậy thật sớm để tận hưởng bầu không khí trong lành rồi kéo nhau ra biển Chết xem Mặt trời mọc và kiểm chứng tiết mục nằm đọc báo và múa ballet giữa biển Chết, sau đó tiến về phía Tây để về Jerusalem.
 
Càng đến gần Jerusalem, cảnh vật càng xanh tươi hơn. Ngắm nhìn toàn cảnh thành phố từ trên ngọn núi Olive thấy nổi bật lên trên nền trắng vàng của thành phố là mái vòm màu vàng rực rỡ của đền thờ Hồi giáo Temple Mount. Jerusalem không lớn, không hiện đại nhưng đúng là thủ đô, là linh hồn của Israel bởi vẻ cổ kính, trầm mặc rất đặc biệt.
 
Toàn cảnh thành phố Jerusalem
 
Một góc thành cổ Jerusalem
 
Cả ngày hôm sau đoàn đi khám phá thành cổ Jerusalem. Xe đưa đến bên ngoài vòng tường thành rồi Rony dẫn mọi người đi theo những con đường nhỏ, ngoằn ngoèo, tối tăm để băng qua các khu dân cư, phố thị với đa số người Ả Rập trong các bộ áo quần truyền thống như xứ ngàn lẻ một đêm.
 
Bước vào Con đường Khổ Hạnh của Chúa (Via Dolorosa - Từ nơi Chúa Jesus bị kết tội đến chỗ Chúa chết trên thập tự giá, được đưa xuống để làm lễ thánh thể và đưa vào mộ), dù không là con chiên ngoan đạo nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được sự thiêng liêng qua từng phiến đá, trên từng bước đi của Chúa Jesus với cây thánh giá nặng trĩu trên vai.
 
Ra khỏi Nhà thờ Holy Sepulcher, đoàn ngồi nghỉ bên một quảng trường nhỏ trước khi tiếp tục chuyến du hành. Thấy các anh lính Isreal tuần tra cũng đang ngồi nghỉ bên cạnh, mấy cô trong đoàn chạy đến làm quen và không quên lợi dụng thời cơ để xin chụp một tấm hình làm kỷ niệm. Các anh không từ chối nhưng e thẹn không dám đứng gần!
 
Hồi hộp, nôn nóng nhất là chuyến tham quan Bethlehem. Hồi hộp vì biết Bethlehem nằm trong lãnh thổ của Palestine và vì muốn biết đi vào đất Palestine như thế nào. Nôn nóng là vì muốn được đặt chân đến nơi mà hàng năm, hàng triệu người cùng hướng về để tưởng nhớ và ngợi ca qua bài “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời”. Thật bất ngờ khi việc “xuất nhập cảnh” lại quá đơn giản: không cần một thủ tục giấy tờ gì cả. Đến nhà thờ Chúa Giáng Sinh, mọi người xếp hàng theo thứ tự để được vào chiêm ngưỡng một ngôi sao 14 cánh bằng bạc, đánh dấu chính xác nơi Chúa Jesus ra đời.
 
Ngôi sao 14 cánh đánh dấu nơi Chúa Jesus ra đời
 
Ngày cuối cùng, chúng tôi đến tham quan Bảo tàng Diệt chủng. Bảo tàng được thiết kế đơn giản. Khách tham quan chỉ cần đi theo lối đi đã định sẵn, không có người thuyết minh, chỉ có những hình ảnh, mô hình và các kỷ vật kèm theo chú thích nhưng vẫn nói lên được sự tàn bạo của chiến tranh và trên hết là ý chí sống còn của người Do Thái. Tại đó, tôi đã hiểu được câu lý giải sống động cho thắc mắc: vì sao người Do Thái vẫn quyết tâm thành lập lại một đất nước đã bị xóa tên hàng ngàn năm.

Nguồn: Sưu tầm

Kiều bào đầu tư vào du lịch sinh thái hồ Thác Bà


Kiều bào đầu tư vào du lịch sinh thái hồ Thác Bà   

Kiều bào đầu tư vào du lịch sinh thái hồ Thác Bà
Sau ba năm đầu tư xây dựng, Dịch vụ du lịch sinh thái hồ Thác Bà giai đoạn 1 trị giá 50 tỷ đồng đã được Công ty Tư vấn đầu tư bất động sản NET tại Yên Bái đưa vào hoạt động.
Từ ngày 30/7 đến 6/8, Tuần lễ khai trương diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí đặc sắc của tỉnh Yên Bái cùng các dịch vụ vui chơi dưới nước như kéo dù, kéo thuyền, lướt ván… 

Dự án do ông Lê Thanh Bình và Nguyễn Minh Ngọc, Việt kiều Ba Lan và một doanh nhân của tỉnh Yên Bái đầu tư. 

Để xây dựng khu du lịch sinh thái hồ Thác Bà, Công ty Tư vấn đầu tư bất động sản NET đầu tư 70ha rừng với khoảng hơn 40 hòn đảo, trong tổng số hàng ngàn hòn đảo ở hồ. 

Tour du lịch hồ Thác Bà là một điểm đến trong chương trình du lịch “Về cội nguồn” do Sở Văn hóa Thể thao và du lịch 3 tỉnh Yên Bái-Phú Thọ và Lào Cai đồng tổ chức. 

Ông Lê Thanh Bình cho biết sau khi về nước, nhận thấy Việt Nam có nhiều tiềm năng đầu tư phát triển kinh doanh, ông đã vận động bạn bè đầu tư phát triển du lịch tại quê hương. 

Ông hy vọng khi phát triển thêm dịch vụ văn hóa du lịch tại hồ Thác Bà sẽ thu hút thêm nhiều du khách trong và ngoài nước, tạo thêm hàng trăm công ăn việc làm cho thanh niên địa phương cũng như nâng cao đời sống cho người dân 12 dân tộc thiểu số sống quanh vùng hồ. 

Công ty Tư vấn đầu tư bất động sản NET đã nhận được sự hỗ trợ của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Yên Bái, đặc biệt là xã Hương Lý, huyện Yên Bình. Giai đoạn 1 với việc xây dựng các khu nhà nổi, nhà sàn và hỗ trợ nâng cấp các khách sạn, nhà hàng hiện có. 

Ở giai đoạn 2, công ty đã có kế hoạch hợp tác với nhiều doanh nghiệp Việt kiều về nước tiếp tục đầu tư vào kế hoạch phát triển một cách cơ bản và hệ thống dịch vụ du lịch sinh thái cao cấp, đầu tư thêm nhiều dịch vụ vui chơi dưới nước, mở rộng các tour đưa đón du khách vào các hang động, các làng bản ven hồ và một số danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử của tỉnh… 

Hồ Thác Bà là một trong 3 hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam hiện nay, được hình thành từ năm 1970 khi nhà máy thủy điện đầu tiên của cả nước được xây dựng. 

Với tiềm năng du lịch sinh thái của vùng hồ Thác Bà, nhiều Việt kiều và doanh nghiệp nước ngoài cùng địa phương đã và đang xem xét, nghiên cứu lập dự án xây dựng và phát triển du lịch sinh thái tại đây thành một điểm nhấn du lịch đặc thù của vùng Tây Bắc.

Hồ nằm cách Hà Nội 160km theo quốc lộ 2 về phía tây.

Nguồn: TTXVN/Vietnam+

Bồi hồi về thăm ngã ba Đồng Lộc


Bồi hồi về thăm ngã ba Đồng Lộc   

Bồi hồi về thăm ngã ba Đồng Lộc
Lần đầu tiên đến ngã ba Đồng Lộc tôi đã không thể tin được mảnh đất này hơn 40 năm về trước là trận địa khốc liệt, nơi đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều chiến sĩ.
Ngã ba Đồng Lộc là một địa chỉ đỏ, một dấu son chói lọi chẳng thể phai nhạt, không những của Hà Tĩnh mà còn của cả dân tộc. Nơi đây hàng vạn người đã dốc hết sức lực, trí tuệ, tuổi trẻ để thông đường cho xe ra tiền tuyến, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
 

Không thể tin được đây là trận địa khốc liệt hơn 40 năm trước.
 
Đồng Lộc hôm nay đã đổi thay, những con đường bạt ngàn nắng gió, những đồng ruộng thơm mùi lúa thẳng cánh cò bay. Gió đại ngàn vẫn thổi, tiếng chuông ngân vang một góc trời. Nơi đó, 10 cô gái đã hy sinh cho công cuộc thống nhất đất nước. Về Đồng Lộc mùa này, khi cây sim lưng chừng đồi đã kết trái nhuộm một màu tím thiết tha. Mùi bồ kết ai đốt phảng phất làm ta bỗng liên tưởng tới suối tóc mười cô bay dài trong gió...
 
 
Khu tưởng niệm 10 nữ anh hùng.
 
Đến đây, chúng tôi được nghe lại câu chuyện xưa kia, câu chuyện về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc. Chiều hôm ấy, cái buổi chiều định mệnh 24/7/1968, đơn vị Thanh niên Xung phong đã mất đi 10 cô gái, 10 bông hoa đang nở ngát hương xuân thì giữa đại ngàn.
 

Chiến trường như hiện ra trước mắt dưới giọng kể của người hướng dẫn viên.
 

Những kỷ vật còn lại của 10 thiếu nữ thủa ấy.
 
Trong cái nắng gay gắt của mảnh đất Miền trung cằn cỗi, anh hướng dẫn viên trẻ Phan Công Lê giọng nói đậm chất Hà Tiĩnh có nước da ngăm đen, mặc trên người bộ áo xanh thanh niên xung phong đưa chúng tôi vào một căn phòng trong bảo tàng.
 
Căn phòng dành riêng cho 10 cô gái Thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc. 10 cô gái đó là những chiến sĩ của tỉnh Hà Tĩnh do tiểu đội trưởng Võ Thị Tần chỉ huy. Tuổi đời các cô đều còn rất trẻ, chỉ trên dưới 20. Người trẻ nhất tiểu đội là Võ Thị Hà, lúc đôi mắt khép lại Hà mới tròn 17.
 

Những nữ anh hùng “mãi mãi tuổi 20”.
 
Từng người, từng người một, nén nhang run trên đôi tay. Hố bom nơi mười cô hy sinh nằm cạnh con đường, không đủ sâu nhưng mắt ai cũng ngấn lệ. Mười cô đã ngã xuống nơi đây, hiến mãi tuổi thanh xuân để đến hôm nay cho “Đất nước trọn niềm vui”.
 
 
Tấm bia khắc bài thơ: “Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc”.
 
Phía sau mộ của các cô gái có một tấm bia đá khắc bài thơ “Lời thỉnh cầu ở nghĩa trang Đồng Lộc” của nhà thơ Vương Trọng. Trong bài thơ có câu :
 
“Thỉnh cầu đất cằn cỗi nghĩa trang
 Cho mọc dậy vài cây bồ kết
Hương chia đều trong hư ảo khói nhang”.
 
Từ ý tưởng của bài thơ, người ta đã trồng hai cây bồ kết. Tán cây tỏa bóng râm mát một vùng rộng của nghĩa trang. Và trên đài tưởng niệm lúc nào cũng có những trái bồ kết khô đen nhánh.
 

Trên mộ các chị là những vật dụng của người con gái.
 
 “… Ở đây vui lắm mẹ ạ! Ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường. Ban ngày chúng đem bom giết cá để chúng con cải thiện, bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển trái tim của chúng con...”
 
 


Hố bom_ nơi các nữ Thanh niên xung phong nằm xuống.
 
 Giọng anh hướng dẫn nghèn nghẹn khi kể về sự lạc quan và quả cảm của các chị. Tên các chị được xướng lên giữa vi vút gió đồi thông. Cảm xúc về một thời máu và lửa ùa về trong từng chiếc lá, ngọn cỏ và chính hơi thở lỗi nhịp của chúng tôi.
 
Lời kể sao mà tha thiết quá, sao mà đi vào lòng người đến thế khiến cho chúng tôi dù đã nghe biết bao nhiêu lần câu chuyện về các chị, vẫn không ai có thể cầm được lòng, sống mũi cay cay. Hình ảnh một thời bom lửa tái hiện, tái hiện qua giọng kể của hướng dẫn viên, tái hiện qua những vết tích là những hố bom nằm chơi vơi nơi đồng thông lộng gió.
 
 





Hình ảnh 10 cô gái vẫn hiên ngang giữa trời...
 

Mảnh đất oằn mình trong đạn bom ngày nào giờ đây thật xanh tốt.
 

Đồng Lộc hôm nay khoác lên mình bộ mặt mới.
 
Tuyến đường vào Nam những năm đó, giờ đã thênh thang rộng mở. Cả một vùng Ngã ba Đồng Lộc đã xanh tươi. Từ cầu Sông Nghẽn đi lên vùng cung đường ngã ba là cả một vùng lúa Đại Lộc, Tiến Lộc, Thanh Lộc, Đồng Lộc… xanh mướt.
 
Nhưng chúng tôi biết để có được những cánh đồng trải đầy màu xanh của ngày hôm nay các chiến sĩ đã phải đánh đổi bằng màu đỏ của máu, bằng cả tuổi thanh xuân mà không hề hối tiếc. Tổ quốc mãi ghi công những người con gái Thanh niên xung phong!

Nguồn: Afamil
y

Bạn đang đi du lịch kiểu gì


Bạn đang đi du lịch kiểu gì   

Bạn đang đi du lịch kiểu gì
Mùa du lịch ở Việt Nam được tính vào mùa hè và dịp sau Tết âm lịch. Lúc đó, mọi cơ quan đoàn thể, mọi gia đình khá giả đều cố “làm một tour”.
du lịch "cưỡi ngựa xem hoa"
Đầu năm đi lễ, giữa năm đi nghỉ mát. Đó là “truyền thống” của người Việt Nam khi đi du lịch. Nói là đi du lịch, nhưng hầu như những chuyến đi như thế thương chỉ là đi “cưỡi ngựa xem hoa”. Đi để chụp những bức ảnh cá nhân ở nơi mình đến, chứng minh mình đã đến một nơi nào đó.
 
Đi để ở khách sạn và ăn đồ ăn đặt trước. Đi chỉ ngắm cảnh và… đi về. Các hoạt động du lịch như vậy mới giải quyết được một tiêu chí nghỉ dưỡng trong du lịch.
 
 
Đến khám phá một nông trại cũng là hoạt động du lịch hữu ích.

Theo anh Phạm Văn Vượng, quản lý đảo Nam Cát (Cát Bà, Hải Phòng) cho biết: “mùa hè, khách du lịch có nhu cầu đến đảo Nam Cát rất nhiều. Nhưng khách chỉ hỏi dịch vụ ăn nghỉ, xem còn phòng hay hết phòng. Chỉ có khách du lịch nước ngoài mới hỏi những hoạt động khám phá đảo. Hầu hết khách nội địa cũng không có nhu cầu khám phá đảo”.

Ban quản lý vườn quốc gia Cát Bà cũng cho biết: những hoạt động khám phá thiên thiên của vườn quốc gia Cát Bà hầu hết là các đoàn du lịch nước ngoài, rất hiếm khách du lịchnội địa đến vườn quốc gia Cát Bà. Các khu tắm như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò… được ưa chuộng hơn các hoạt động khám phá.
 
du lịch để tìm hiểu văn hóa và … phát triển du lịch

Anh Trần Trung Quang, người Hà Nội (có biệt danh là lão đầu trọc) là một người đi du lịchcả năm. Vật bất ly thân của anh là chiếc máy ảnh kỹ thuật số. Anh không cần ở khách sạn sang trọng “chỉ cần nhà nghỉ cỡ 200 – 300 nghìn đồng một ngày là được. Nếu không thì mình ở với nhà dân. Đi du lịch khoái nhất là đến nhà dân ở”, anh Quang cho biết.
 
 
Anh Trung Quang đi chợ mua đậu ở Lai Châu.

Trong máy tính của anh, có những file ảnh của từng nơi anh đến. Chủ yếu là phong cảnh và những sinh hoạt của người dân nơi anh đến. “Bạn bè mình hay gọi đùa mình là mọi vì đến đâu mình cũng lần sờ mọi ngõ ngách nơi mình đến. Kể cả đi nước ngoài, mình cũng phải thế. Thành thói quen rồi”.
 
Anh Quang kể cho tôi nghe về cách ăn của người vùng cao, về những miếng thịt lợn mỡ, nhưng ăn lại giòn, không bị nhão như thịt lợn ở Hà Nội. Anh nói về việc đẻ nhiều con của đồng bào dân tộc. Và rất nhiều chuyện sau những chuyến đi của anh. “Nhiều người đi du lịch sợ phải leo đồi, lội suối, nhưng mình đi tất. Có lúc cởi trần uống rượu trên nương với những ông bạn vùng cao. Có những người còn nhận mình là anh em kết nghĩa”, anh Quang hồ hởi khoe.
 
 
Anh Trung Quang được mời ăn cơm ở một gia đình. Cậu bé mặc áo đỏ
 
15 tuổi đã có hai con. Sinh hoạt của người già và người trẻ phân biệt trong gia đình.
 
Cũng như anh Quang, anh Nguyễn Văn Thanh, sinh năm 1980, ở 209 Lạch Tray – Hải Phòng thường xuyên đi du lịch. Mỗi lần đi về, anh đều có những nhận xét rất sâu sắc về những vùng anh đến. “Mỗi lần đi như thế như thay máu một lần. Để khi trở về thành phố, mình thấy con người mình luôn mới”.
 
Chúng ta mới chỉ quan tâm đến vấn đề: làm sao để ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhộn của đất nước, nhưng chúng ta chưa quan tâm đến việc: du lịch là hoạt động để tìm hiểu cuộc sống, tăng cường giao lưu và tăng khả năng liên kết, tìm hiểu trong làm ăn kinh tế.
 
“Chúng ta luôn hạn chế cách nhìn du lịch là đi thăm đền, chùa, phong cảnh. Như thế chỉ phí tiền vào các dịch vụ không đâu, và ngành du lịch mãi cũng chỉ phát triển ở mức thấp và khó có thể có những tiến bộ vượt bậc trong xây dựng ngành du lịch ở Việt Nam” anh Trung Quang nói.

Nguồn: aFamily