Sức hút từ du lịch xanh
Để đón 13 triệu lượt khách, trong đó có 1,3 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2011, Hà Nội đã quyết định chi gần 20 tỷ đồng cho công tác xúc tiến, quảng bá với khẩu hiệu Năm du lịch xanh.
du lịch xanh là dòng sản phẩm khai thác yếu tố bền vững, thân thiện với môi trường, cả tự nhiên và nhân văn. Hà Nội đang đẩy mạnh khai thác một số sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn lớn đối với khách nước ngoài, đặc biệt là khách châu Âu, như: du lịch tâm linh, city tour quận Hoàn Kiếm, homestay tại Ba Vì, Đường Lâm, du lịch sinh thái ở Sóc Sơn, Ba Vì với các loại hình du lịch bằng xe đạp, xe súc vật kéo, đi bộ leo núi, du khảo trang trại đồng quê….
Vào đầu tháng 9/2011, một tour du lịch mới bằng xe điện quanh Hồ Tây (khoảng 19km) sẽ được đưa vào khai thác, nối tiếp thành công của du lịch bằng xe điện quanh Hồ Gươm.
Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch Hà Nội khuyến khích, các doanh nghiệp du lịch sử dụng xe chở khách thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp lưu trú sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và giảm lượng hóa chất trong phục vụ... Với khoảng 800 cơ sở lưu trú trên địa bàn, trong đó có 213 khách sạn được xếp hạng, các khách sạn 3-5 sao, ngành du lịch Hà Nội và Tổng cục du lịch đang tiến hành khảo sát và gắn nhãn hiệu sinh thái “Bông sen xanh” cho những khách sạn đạt chuẩn, nhằm bảo vệ môi trường của ngành du lịch trong quá trình hội nhập.
Với dự án “ du lịch xanh”, Hà Nội đang kỳ vọng sẽ có bước đột phá về du lịch trong thời gian tới, đạt lợi nhuận bền vững, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách, cũng như xứng đáng là một trong hai trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Đánh giá về du lịch xanh của Hà Nội, bà Kim Dung - Phó giám đốc Công ty Kênh du lịch Việt - cho rằng, các DN lữ hành rất ủng hộ sản phẩm du lịch xanh này, nhưng phải tính đến sự tiện lợi và giá cả. Nhiều khi giá cho city tour của xe điện đắt gần gấp đôi xe động cơ, nên doanh nghiệp phải cân nhắc, họ có thể chọn night tour trong phố cổ, chứ không phải là city tour. Hiện đi tour một vòng xe điện trọn gói 100.000 đồng, tính theo giá đó mà đi cả thành phố phải mất 700.000-800.000 đồng, trong khi xe có động cơ chỉ hết 500.000 đồng.
Còn đối với những điểm du lịch tại Ba Vì, Đường Lâm, nên phát triển đối với những người nước ngoài sinh sống tại Hà Nội trước, vì khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam chỉ muốn tham quan những điểm nổi bật như Sapa, Hạ Long, Hội An, Huế... Trong quá trình làm du lịch, bà Kim Dung nhận thấy, rất nhiều người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam muốn đi du lich tại Ba Vì, Đường Lâm nhưng do hiện nay dịch vụ còn khiêm tốn, lại đắt đỏ nên chưa thể là điểm đến lý tưởng.
Rất cần thiết lập tuyến xe buýt cho các điểm du lịch trên. Hạn chế hiện nay của các địa phương này là làm du lịch chưa chuyên nghiệp, thiếu sự thân thiện, gây thất vọng cho đoàn khách quốc tế không có hướng dẫn viên. Do vậy, nếu có sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, chắc chắn các loại hình du lịch xanh của Hà Nội sẽ có sức hút lớn đối với du khách.
Vào đầu tháng 9/2011, một tour du lịch mới bằng xe điện quanh Hồ Tây (khoảng 19km) sẽ được đưa vào khai thác, nối tiếp thành công của du lịch bằng xe điện quanh Hồ Gươm.
Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch Hà Nội khuyến khích, các doanh nghiệp du lịch sử dụng xe chở khách thân thiện với môi trường, các doanh nghiệp lưu trú sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và giảm lượng hóa chất trong phục vụ... Với khoảng 800 cơ sở lưu trú trên địa bàn, trong đó có 213 khách sạn được xếp hạng, các khách sạn 3-5 sao, ngành du lịch Hà Nội và Tổng cục du lịch đang tiến hành khảo sát và gắn nhãn hiệu sinh thái “Bông sen xanh” cho những khách sạn đạt chuẩn, nhằm bảo vệ môi trường của ngành du lịch trong quá trình hội nhập.
Với dự án “ du lịch xanh”, Hà Nội đang kỳ vọng sẽ có bước đột phá về du lịch trong thời gian tới, đạt lợi nhuận bền vững, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách, cũng như xứng đáng là một trong hai trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Đánh giá về du lịch xanh của Hà Nội, bà Kim Dung - Phó giám đốc Công ty Kênh du lịch Việt - cho rằng, các DN lữ hành rất ủng hộ sản phẩm du lịch xanh này, nhưng phải tính đến sự tiện lợi và giá cả. Nhiều khi giá cho city tour của xe điện đắt gần gấp đôi xe động cơ, nên doanh nghiệp phải cân nhắc, họ có thể chọn night tour trong phố cổ, chứ không phải là city tour. Hiện đi tour một vòng xe điện trọn gói 100.000 đồng, tính theo giá đó mà đi cả thành phố phải mất 700.000-800.000 đồng, trong khi xe có động cơ chỉ hết 500.000 đồng.
Còn đối với những điểm du lịch tại Ba Vì, Đường Lâm, nên phát triển đối với những người nước ngoài sinh sống tại Hà Nội trước, vì khách quốc tế đến du lịch tại Việt Nam chỉ muốn tham quan những điểm nổi bật như Sapa, Hạ Long, Hội An, Huế... Trong quá trình làm du lịch, bà Kim Dung nhận thấy, rất nhiều người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam muốn đi du lich tại Ba Vì, Đường Lâm nhưng do hiện nay dịch vụ còn khiêm tốn, lại đắt đỏ nên chưa thể là điểm đến lý tưởng.
Rất cần thiết lập tuyến xe buýt cho các điểm du lịch trên. Hạn chế hiện nay của các địa phương này là làm du lịch chưa chuyên nghiệp, thiếu sự thân thiện, gây thất vọng cho đoàn khách quốc tế không có hướng dẫn viên. Do vậy, nếu có sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, chắc chắn các loại hình du lịch xanh của Hà Nội sẽ có sức hút lớn đối với du khách.
Nguồn: Báo Công Thươn
g
g
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét