Ẩm thực ngày Tết của người Nhật
Nét đẹp đặc trưng của văn hoá Tết Nhật Bản không thể không nhắc đến các món ăn. Ẩm thực đón Tết của người Nhật ít nhiều có điểm tương đồng với các nước châu Á khác và cũng có những nét đặc sắc riêng của mình.
Để chuẩn bị đón năm mới, các bà mẹ ai cũng háo hức chuẩn bị như làm bánh Tết và nấu món ăn tổng hợp. Bánh Tết tượng trưng cho sự may mắn, được làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết. Và món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món Tết” và “đồ nấu tổng hợp”. Món Tết thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ… Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn Tết là xuất phát từ tâm lý cầu ước vạn sự tốt lành.
Trước hết, phải kể đến sashimi và sushi là hai món ăn cá sống nổi tiếng nhất và cũng phổ biến nhất khi nói về ẩm thực Nhật Bản. Sashimi là món ăn được chế biến hoàn toàn từ các hải sản tươi sống, còn sushi là món ăn bao gồm hai phần: Một miếng cơm trộn với dấm và một miếng hải sản sống.
Thứ hai, osechi là những đồ ăn ngon được chuẩn bị với các món nấu, món trộn dấm, món nướng làm từ các loại hải sản, thịt gia súc, gia cầm và các loại rau với hương vị và màu sắc phong phú. Điều thú vị khác ở osechi là mỗi loại nguyên liệu cấu thành đều mang một ý nghĩa riêng hàm chứa lời chúc một năm mới nhiều may mắn. Ví dụ: Cá tráp mang ý nghĩa may mắn; rong biển với nghĩa vui mừng; đậu - mạnh khỏe; trứng cá trích – con cháu đông đúc; ngó sen – nhìn xa trông rộng; rau mắc – sinh lộc; tôm - tượng trưng cho sự trường thọ.
Ngoài osechi còn có một món ăn khác cũng không thể thiếu trong ẩm thực Tết của người Nhật, đó là món zouni – món nướng thường gồm rau, cá, thịt gà cho vào nước sốt cùng với bánh dày. Bánh dày năm mới kagamimochi được bày trên tokonoma là góc trang trọng nhất trong nhà, được coi là chỗ ngồi của Thần. Bánh dày năm mới của từng vùng cũng đều khác nhau, ví dụ: vùng Tây Nhật Bản làm bánh hình tròn, nhưng vùng Đông Nhật Bản lại làm bánh hình vuông.
Ngoài một số món ăn truyền thống cơ bản trên, tùy theo sở thích của từng gia đình Nhật, người ta có thể thêm các món khác theo kiểu ẩm thực Trung Hoa, Hàn Quốc hoặc kể cả các món ăn Âu, Mỹ.
Ngoài osechi còn có một món ăn khác cũng không thể thiếu trong ẩm thực Tết của người Nhật, đó là món zouni – món nướng thường gồm rau, cá, thịt gà cho vào nước sốt cùng với bánh dày. Bánh dày năm mới kagamimochi được bày trên tokonoma là góc trang trọng nhất trong nhà, được coi là chỗ ngồi của Thần. Bánh dày năm mới của từng vùng cũng đều khác nhau, ví dụ: vùng Tây Nhật Bản làm bánh hình tròn, nhưng vùng Đông Nhật Bản lại làm bánh hình vuông.
Ngoài một số món ăn truyền thống cơ bản trên, tùy theo sở thích của từng gia đình Nhật, người ta có thể thêm các món khác theo kiểu ẩm thực Trung Hoa, Hàn Quốc hoặc kể cả các món ăn Âu, Mỹ.
Về đồ uống, tuỳ theo mỗi gia đình cũng rất phong phú, đa dạng, có thể là các loại rượu, bia nhập ngoại, nhưng thường thì không thể thiếu rượu Sake và một vài loại bia có thương hiệu nổi tiếng của Nhật như Ashahi, Sapporo hay Kirin…
Ngày Tết còn được coi là ngày khởi đầu của mùa xuân (ngày lập xuân), thời điểm mà mọi người đều thành tâm cầu chúc một năm với nhiều sinh mệnh được chào đời. Vì thế, qua những món ăn tự tay chế biến họ muốn gửi gắm tất cả niềm tin, niềm hy vọng vào một sự khởi đầu viên mãn.
Ngày Tết còn được coi là ngày khởi đầu của mùa xuân (ngày lập xuân), thời điểm mà mọi người đều thành tâm cầu chúc một năm với nhiều sinh mệnh được chào đời. Vì thế, qua những món ăn tự tay chế biến họ muốn gửi gắm tất cả niềm tin, niềm hy vọng vào một sự khởi đầu viên mãn.
Nguồn: Sưu Tầ
m
m
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét