Huyền thoại kỳ bí về khu rừng thiêng Đăk Lăk
Đến buôn Ea Mắp hỏi những người lớn tuổi không ai không biết câu chuyện này. Tuy là câu chuyện nhuốm màu huyền bí, nhưng nó có một vai trò to lớn trong việc bảo vệ rừng Chư'h Lăm thoát khỏi sự tàn phá của lâm tặc.
Bí ẩn câu chuyện về vị thần từng nổi cơn thịnh nộ nhấn chìm cả một buôn làng
Nằm cách trung tâm TP.Buôn Mê Thuột khoảng 15 km có một buôn làng nằm thọt lỏm giữa thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M'Gar, tỉnh Đăk Lăk, đó là buôn Ea Mắp. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét đặc trưng văn hóa của người Ê Đê cùng với câu chuyện huyền bí về một vị thần núi từng nổi cơn thịnh nộ, nhấn chìm buôn làng chỉ vì một mối tình loạn luân.
Đến buôn Ea Mắp hỏi những người lớn tuổi không ai là không biết câu chuyện này. Tuy là câu chuyện nhuốm màu huyền bí nhưng nó có một vai trò to lớn trong việc bảo vệ rừng Chư'h Lăm thoát khỏi sự tàn phá của lâm tặc. Cho tới nay, đây là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn lại trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk .
Gian nan tìm truyền thuyết
Tây Nguyên cuối mùa khô chỉ toàn là nắng và gió, trên những nẻo đường, nắng như muốn thiêu đốt đi tất cả, nắng và gió làm cho khí hậu nơi đây ngột ngạt khiến ai lưu thông trên đường cũng phải ngộp thở. Đường vào buôn E Mắp bây giờ cũng dễ đi hơn, nhưng để đến nơi và tìm hiểu rõ câu chuyện về vị thần núi từng nổi trận lôi đình nhấn chìm cả buôn làng thì không hề đơn giản.
Bởi hiện nay những người lớn tuổi trong làng còn lưu giữ lại câu chuyện này là rất ít; thế hệ con cháu của họ đều chỉ biết rất ít về sự tích này. Họ chỉ nhớ rằng: Khi lớn lên đều được ba mẹ kể cho biết trên rừng Chư'h Lăm có một vị thần rất linh thiêng, hễ ai làm chuyện sai trái với buôn, với rừng đều bị vị thần này trừng phạt.
Vẻ hoang sơ, kỳ bí của rừng Chư’h Lăm
Rảo bộ trên những con đường đất đỏ, thỉnh thoảng những cơn gió ùn tới kéo theo lớp bụi khiến hai mắt như dính chặt lại và phải đi trên đường bằng đôi mắt của "cảm giác". Hỏi thăm cô bán nước bên đường cho biết: đường vào buôn E Mắp còn xa. Biết vậy, vừa đi tôi vừa ngoái cổ lại bày tỏ ý nguyện đi nhờ xe, nhưng do trời nắng lại vào thời điểm gần trưa nên khi tôi vẫy tay; những chàng trai cô gái người Ê Đê nhìn tôi với ánh mắt tò mò.
Dường như họ cho rằng tôi đến đây để làm chuyện gì đó gây ảnh hưởng tới cuộc sống của buôn làng nên họ thục mạng đi thẳng về phía trước không quan tâm đến việc người khác cần sự giúp đỡ. Trải qua đoạn đường đất đầy nắng, gió và bụi, cuối cùng chúng tôi cũng tìm tới địa bàn mà từ lâu vẫn lưu giữ truyền thuyết về một vị thần núi linh thiêng.
Phía trước mặt tôi là những ngôi nhà dài, thấp: đó là kiến trúc độc đáo của người Ê Đê. Mọi người đến với Tây Nguyên không chỉ tìm hiểu về núi rừng đại ngàn hùng vĩ, mà còn thưởng thức những nét văn hóa riêng có của cộng đồng người Tây Nguyên. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, người Ê-đê cũng vậy, cộng đồng dân tộc này có những nét văn hóa đặc sắc về ngôi nhà dài của mình.
Tuy nhiên, với buôn làng E Mắp, ngoài nghệ thuật làm nhà dài, trong mỗi gia đình nơi đây còn có tục thờ thần và đặc biệt trong suy nghĩ của họ luôn có vị thần trên rừng Chư'h Lăm.
Mặc dù đã tìm thấy buôn E Mắp. Nhưng lạ thay, khi chúng tôi hỏi những người trong buôn xem có ai biết về truyền thuyết về một vị thần và câu chuyện đôi trai gái loạn luân thì luôn nhận được sự thờ ơ cùng những cái lắc đầu. Tưởng như hành trình đi tìm một vị thần sẽ đoản gánh, đúng lúc đó một người đàn ông râu tóc bù xù đến hỏi chuyện.
Già làng Y Hăt Mô kể cho chúng tôi nghe truyền thuyết về mối tình loạn luân
Biết tôi là phóng viên, anh này rất nhiệt tình đưa chúng tôi đi tìm hiểu những câu chuyện kỳ bí xung quanh buôn.
Cùng người đàn ông đi trên đường thủ thỉ, tôi mới biết người Ê Đê tại nơi đây rất tin vào một thế lực siêu nhiên, với họ thần linh có thể đem lại cho họ cuộc sống ấm no. Vì vậy họ rất tôn trọng vị thần núi đang ngự trị trên rừng Chư'h Lăm và không ai dám mạo phép xúc phạm tới vị thần tối cao này. Nhờ có truyền thuyết về một vị thần núi, cho nên rừng Chư'h Lăm bao đời nay vẫn xanh tươi.
Cùng người đàn ông đi trên đường thủ thỉ, tôi mới biết người Ê Đê tại nơi đây rất tin vào một thế lực siêu nhiên, với họ thần linh có thể đem lại cho họ cuộc sống ấm no. Vì vậy họ rất tôn trọng vị thần núi đang ngự trị trên rừng Chư'h Lăm và không ai dám mạo phép xúc phạm tới vị thần tối cao này. Nhờ có truyền thuyết về một vị thần núi, cho nên rừng Chư'h Lăm bao đời nay vẫn xanh tươi.
Thâm u những câu chuyện rùng mình
Đến buôn Ea Mắp hỏi về những câu chuyện rùng rợn liên quan đến rừng Chư'h Lăm thì có rất nhiều, dường như ai cũng biết một vài câu chuyện mà người thân, bạn bè của họ từng gặp khi vô rừng kiếm củi, hái hoa...
Chàng trai tên Ma'h Doan dẫn tôi đi đến rừng Chư'h Lăm và kể những câu chuyện khiến trong suốt chặng đường vào rừng tôi đều lo sợ. Mặc dù là cuối mùa khô nhưng cây cối trong rừng vẫn xanh tươi. Những cây cổ thụ ba người ôm không xuể xen lẫn những bụi gai tạo nên bức tranh rừng đầy vẻ huyền bí.
Chàng trai tên Ma'h Doan dẫn tôi đi đến rừng Chư'h Lăm và kể những câu chuyện khiến trong suốt chặng đường vào rừng tôi đều lo sợ. Mặc dù là cuối mùa khô nhưng cây cối trong rừng vẫn xanh tươi. Những cây cổ thụ ba người ôm không xuể xen lẫn những bụi gai tạo nên bức tranh rừng đầy vẻ huyền bí.
Từ trên đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xa, cảnh vật kỳ bí của núi rừng liên tục hiện ra trước mắt khiến những ai lần đầu tiên lên Chư'h Lăm cũng phải ớn lạnh. Ở giữa khu rừng có một thung lũng rất sâu nhưng không có nước. Phía dưới thung lũng cây cối um tùm thỉnh thoảng phảng phất những làn khói nhẹ phun ra từ các đụn cây; thêm vào đó tiếng muông thú kêu rú như hòa trộn vào nhau tạo thành một không gian huyền ảo đến rợn tóc gáy.
Đôi lúc do mải ngắm cảnh vật trong rừng và bất ngờ nghe tiếng động từ lùm cây cứ như có ai nhảy vào người chộp lấy người giật nảy thót tim.
Đôi lúc do mải ngắm cảnh vật trong rừng và bất ngờ nghe tiếng động từ lùm cây cứ như có ai nhảy vào người chộp lấy người giật nảy thót tim.
Chúng tôi vào rừng Chư'h Lăm vào một buổi sáng trời mưa phùn, những giọt lất phất rơi trên nền lá, xuống lòng hồ, những cơn gió âm u từ mặt hồ thổi tới tấp vào mặt vừa lạnh vừa sợ, có cảm giác như vị thần núi đang lặng lẽ xuất hiện cùng mưa gió.
Lấy tay vuốt đi những giọt nước lạnh trên mặt, Ma'h Doan chỉ tay về phía hồ nước trước mặt và nói: "Trước đây hồ này đỉa nhiều vô kể, chỉ cần lấy một cành cây nhúng xuống lòng hồ là lũ đỉa bơi lại xung quanh cành cây. Nếu ai vô tình không biết mà lội xuống, khi bước chân lên sẽ bị đỉa đeo khắp chân".
Lấy tay vuốt đi những giọt nước lạnh trên mặt, Ma'h Doan chỉ tay về phía hồ nước trước mặt và nói: "Trước đây hồ này đỉa nhiều vô kể, chỉ cần lấy một cành cây nhúng xuống lòng hồ là lũ đỉa bơi lại xung quanh cành cây. Nếu ai vô tình không biết mà lội xuống, khi bước chân lên sẽ bị đỉa đeo khắp chân".
Hồ Chư’h Lăm được hình thành sau cơn nổi giận của thần núi
Theo chàng trai người Ê Đê, sở dĩ hồ nước này lắm đỉa cũng liên quan đến cơn nổi giận của vị thần núi. Khi biết chuyện một đôi trai gái trong buôn yêu nhau loạn luân, làng bắt phạt vạ một con trâu cúng thần. Nhưng đôi trai gái này không cúng trâu và đem cúng một con lợn nên không làm hài lòng thần núi, vì vậy thần núi đem đỉa về thả vào hồ. Nếu trâu của ai đó trong buôn không may mà vô tình xuống hồ uống nước sẽ bị đỉa cắn cho đến chết.
Những ai từng tới Chư'h Lăm cũng phải trầm trồ vì rừng nơi đây vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Cảnh vật nơi đây thay da đổi thịt, biến đổi huyền ảo; mùa thu một màu xanh biếc, mùa hè những tán lá phủ kín tạo không khí mát mẻ. Rồi thu qua, đông tàn Chư'h Lăm cũng biến đổi không ngừng.
Khi là những lá vàng rơi loạt xoạt xen lẫn những đụn chồi non mọc lên mơn mởn. Khi là những cánh hoa rừng đủ màu sắc khoe mình trong nắng mai cùng làn sương mỏng manh tạo nên sự kỳ bí đến lạ thường... đủ mọi gam màu hiện lên trong khu rừng và người Ê Đê cho rằng đó là do thần núi tạo nên.
Khi là những lá vàng rơi loạt xoạt xen lẫn những đụn chồi non mọc lên mơn mởn. Khi là những cánh hoa rừng đủ màu sắc khoe mình trong nắng mai cùng làn sương mỏng manh tạo nên sự kỳ bí đến lạ thường... đủ mọi gam màu hiện lên trong khu rừng và người Ê Đê cho rằng đó là do thần núi tạo nên.
Vẻ kỳ ảo của Chư'h Lăm thì không giống bất kỳ cánh rừng nào, rừng nơi đây vừa gợi hình lại vừa gợi cảm. Có những khi ngoài trời nắng gắt, gió thổi ào ào thì lại xuất hiện những hạt mưa lất phất trên đỉnh đồi. Rồi sau đó có những làn khói bồng bềnh trắng như bông tuôn ra phủ kín một vùng khoảng không.
Ở giữa rừng còn có một thung lũng mà theo ông Ea Mar 73 tuổi (buôn Ea Mắp) thì đó là dấu tích của một cơn thịnh nộ mà thần núi đã giáng xuống đầu đôi trai gái loạn luân.
Ở giữa rừng còn có một thung lũng mà theo ông Ea Mar 73 tuổi (buôn Ea Mắp) thì đó là dấu tích của một cơn thịnh nộ mà thần núi đã giáng xuống đầu đôi trai gái loạn luân.
"Hồi nhỏ, khi đói, chúng tôi hay tụm năm tụm ba đi vào rừng hái quả dại ăn. Ăn no ăn chán trong rừng thì không sao nhưng hễ đem về nhà ăn là bị đau bụng. Theo lời giải thích của ông Ea Mar, thì không phải ai đi rừng muốn mang sản vật rừng về nhà là đều được, phải là người có cơ duyên mới có thể mang về, nếu không thì bị thần núi phạt suốt ngày loanh quanh trong rừng không biết đường về", ông Ea Mar kể.
Còn có người lên núi, dọc đường đi thấy một người cưỡi con trâu trắng, rón rén bước lại gần thì cả người và trâu bỗng chạy rất nhanh. Người này tìm một khúc củi đuổi theo chửi bới đòi đánh... nhưng đuổi không kịp. Sau đó người này về nhà và bị đau ốm mấy tháng liền, chữa kiểu gì cũng không khỏi.
Khi nhớ ra mình từng làm điều kỵ trên rừng Chư'h Lăm, cả nhà lên rừng cầu xin tạ tội thì ngay lập tức người đó khỏi bệnh. Cũng từ đó, người dân trong buôn Mắp không ai dám mạo phạm đến vị thần núi linh thiêng. Không còn cảnh người dân lên rừng đốn cây hay săn bắt thú rừng mà thay vào đó là những hành động kính nể vị thần tối cao này.
Nhờ có truyền thuyết mà nhiều cây cổ thụ vẫn được bảo vệ
Từ bao đời nay, nhờ vào truyền thuyết mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Ê Đê tại buôn Ea Mắp, thị trấn Ea Pốk , huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk mà khu rừng Chư'h Lăm đã được bảo tồn nguyên vẹn. Trong khi nhiều cánh rừng trên cả nước đang ngày đêm chịu sự oanh tạc của lâm tặc đến cạn kiệt, thì ngay cạnh trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột vẫn tồn tại một khu rừng nguyên sinh là một câu chuyện kỳ lạ.
Nhìn những cây cổ thụ nhiều người ôm không suể sừng sững hiên ngang trước đất trời mới hiểu hết những giá trị to lớn mà Chư'h Lăm đem lại cho bà con tại thị trấn Ea Pốk.
Đây thực sự là bức tranh đẹp về tài nguyên rừng trên cả nước, nó không chỉ có giá trị về mặt tự nhiên. Bên cạnh đó, Chư'h Lăm còn mang đậm giá trị nhân văn bởi truyền thuyết của bà con dân tộc Ê Đê. Vậy vị thần đó là ai, và đôi trai gái loạn luân kia đã làm những chuyện gì động trời khiến vị thần phải nổi giận với buôn làng?
Đây thực sự là bức tranh đẹp về tài nguyên rừng trên cả nước, nó không chỉ có giá trị về mặt tự nhiên. Bên cạnh đó, Chư'h Lăm còn mang đậm giá trị nhân văn bởi truyền thuyết của bà con dân tộc Ê Đê. Vậy vị thần đó là ai, và đôi trai gái loạn luân kia đã làm những chuyện gì động trời khiến vị thần phải nổi giận với buôn làng?
Truyền thuyết về mối tình loạn luân
Câu chuyện xoay quanh một mối tình loạn luân, sự trừng phạt của vị thần và những chuyện bi hài của người dân khi vào rừng lấy sản vật sẽ bị thần núi quở trách, đã tạo nên bức tranh kỳ thú về khu rừng có một không hai ở Buôn Mê Thuột. Nhờ vào truyền thuyết mà đến nay, rừng Chư'h Lăm vẫn phủ một màu xanh rợp hiên ngang cùng đất trời.
Cơn thịnh nộ của thần núi
Sau hành trình gian nan lên rừng "mục sở thị" vẻ đẹp hoang, sơ kỳ bí của Chư’h Lăm, húng tôi quay trở về và tìm đến nhà của già làng Y Hăt Mô thuộc buôn Ea Mắp, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk và được già làng chia sẻ truyền thuyết về mối tình loạn luân. Mặc dù đã ngoài 80 tuổi nhưng già làng Y Hăt Mô vẫn khỏe mạnh kể rõ từng chi tiết câu chuyện của quá khứ.
Trong căn nhà dài truyền thống của đồng bào Ê Đê ở buôn Mắp, già làng đã bật mí cho chúng tôi nghe truyền thuyết về rừng thiêng Chư H’Lăm. Câu chuyện này đã được lưu truyền lại từ đời tổ tiên ông bà đến nhiều thế hệ con cháu, và nó đã trở thành "bí kíp" để buôn làng này giữ được rừng Chư' Lăm cho tới tận bây giờ.
Từ ngày xa xưa, không biết tự khi nào người Ê Đê đã tìm đến nơi đây khai hoang, mở buôn sinh sống. Thời gian trôi qua, cuộc sống của họ cứ diễn ra êm đềm. Họ thường ngày lên núi hái rau, quả rừng đem về ăn. Lâu ngày rồi cũng biết trồng trọt chăn nuôi, thâm canh tăng năng suất. Cũng như nhiều dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam, con trai lớn thì cưới vợ, con gái lớn thì gả chồng.
Đến tuổi cập kê, những trai làng và thiếu nữ đều muốn tìm cho mình một nửa để chung sống trọn đời với nhau. Lúc này, ở buôn Mắp có một đôi trai tài, gái sắc yêu nhau tha thiết. Khi tình yêu đang độ "mật ngọt" thì cũng là lúc bao ngang trái ập đến. Bởi tình yêu ấy nảy sinh từ quan hệ anh em ruột trong một nhà nên không được sự chấp thuận của buôn làng.
Biết chuyện loạn luân của đôi trai gái, già làng đã trừng phạt theo luật tục của người Ê Đê, buộc gia đình đôi trai gái phải đi tìm và làm thịt một con trâu trắng để cúng tế thần linh. Vì không tìm được trâu trắng, gia đình đôi trai gái xin buôn làng cho phép thay trâu trắng bằng con heo trắng.
Tuy nhiên, đây là chuyện động trời, đôi trai gái đã phạm vào điều tối kỵ nên phải làm đúng theo quy định của buôn, nếu không sẽ có nhiều tai ương ập đến với người dân trong bản. Thế rồi sự việc kinh hoàng xảy ra đúng vào ngày già làng tổ chức lễ cúng thần linh để xin tha tội cho đôi trai gái. Sự việc đến quá bất ngờ khiến mọi người trong buôn đều bàng hoàng lo sợ.
Tuy nhiên, đây là chuyện động trời, đôi trai gái đã phạm vào điều tối kỵ nên phải làm đúng theo quy định của buôn, nếu không sẽ có nhiều tai ương ập đến với người dân trong bản. Thế rồi sự việc kinh hoàng xảy ra đúng vào ngày già làng tổ chức lễ cúng thần linh để xin tha tội cho đôi trai gái. Sự việc đến quá bất ngờ khiến mọi người trong buôn đều bàng hoàng lo sợ.
Khi con heo đã được buôn làng làm thịt, đưa lên đống củi thui, đưa ra mâm lễ; lúc già làng thực hiện nghi lễ cúng thần thì đột nhiên con heo trắng trở mình sống lại. Con heo kêu lên và chạy khắp buôn làng. Con heo chạy đến đâu thì ngay lập tức những vùng đất đá ở đó sụp lún. Hầu hết cả buôn làng như bị nhấn chìm trong đất cát, nhà cửa, ruộng vườn cây trái của họ đều bị cuốn phăng theo những bước chạy thần tốc của con heo trắng.
Heo chạy đến đâu, đất lở đến đó, nước từ các mạch trong lòng đất ào ào tuôn lên và hình thành hồ Chư'h Lăm. Còn những vết lún mà heo chạy sau đó tạo thành thung lũng nằm cách hồ không xa. Thật kỳ lạ, người trong buôn đều không bị nhấn chìm theo cơn địa chấn. Còn đôi trai gái kia, sau đó không còn ai nhìn thấy họ nữa.
Sau những bước chạy của con heo trắng, vùng đất bằng phẳng đã bị thay đổi. Có vùng thì nhô cao, có vùng lõm xuống tạo thành núi, thung lũng và hồ Chư'h Lăm. Theo thời gian, cây cối mọc lên um tùm và bên dưới hồ, những loài cá tôm không biết từ đâu di cư đến hình thành một quần thể sinh học đa dạng. Người trong buôn cho rằng: Hồ và núi Chư'h Lăm là dấu tích về cho mối tình loạn luân.
Người con trai thì ở trên rừng, người con gái thì ngụ dưới nước, tuy gần mà xa, họ vĩnh viễn chỉ nhìn thấy hình bóng của nhau mà không thể đến được với nhau vì đã phạm vào luật cấm, đó là sự trừng trị của thần núi. Kể từ đó núi và hồ Chư'h Lăm luôn kề sát nhau tạo nên bức tranh "sơn thủy hữu tình".
Theo tiếng Ê Đê, Chư có nghĩa là núi; H'Lăm có nghĩa là loạn luân, nên Chư'h Lăm có nghĩa là ngọn núi được hình thành từ truyền thuyết về mối tình loạn luân của anh em nhà kia.
Kể xong câu chuyện, già làng Y Hăt Mô vẫn còn chưa hết rùng mình. Theo già làng, câu chuyện này đã được người trong buôn đề cao và nó được xem là một bài học nhớ đời để các thế hệ con cháu không làm chuyện tối kỵ, sai trái ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của đồng bào Ê Đê trong buôn Ea Mắp.
Kể xong câu chuyện, già làng Y Hăt Mô vẫn còn chưa hết rùng mình. Theo già làng, câu chuyện này đã được người trong buôn đề cao và nó được xem là một bài học nhớ đời để các thế hệ con cháu không làm chuyện tối kỵ, sai trái ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của đồng bào Ê Đê trong buôn Ea Mắp.
Bảo vệ rừng cùng truyền thuyết
Khi chúng tôi đến buôn Ea Mắp trò chuyện với người dân và nhìn lên Chư'h Lăm, mọi ý nghĩ miên man xung quanh câu hỏi vì sao cho đến bây giờ khu rừng này vẫn giữ được vẻ xanh tươi đã được giải đáp.
Phải chăng Chư'h Lăm được bảo vệ nghiêm ngặt đến nỗi không ai có thể thâm nhập, hay trên núi có một vị thần tối cao đã nổi cơn lôi đình nhấn chìm buôn làng chỉ vì đôi trai gái loạn luân có ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ của người dân trong việc bảo vệ rừng?.
Phải chăng Chư'h Lăm được bảo vệ nghiêm ngặt đến nỗi không ai có thể thâm nhập, hay trên núi có một vị thần tối cao đã nổi cơn lôi đình nhấn chìm buôn làng chỉ vì đôi trai gái loạn luân có ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ của người dân trong việc bảo vệ rừng?.
Kèm theo truyền thuyết về sự hình thành khu rừng Chư H’Lăm, bà con các buôn làng Ê Đê ở thị trấn Ea Pốk rỉ tai nhau: Rừng Chư H’Lăm linh thiêng lắm.
Rừng được hình thành lên từ sự trừng phạt của thần linh đối với một buôn làng có đôi trai gái loạn luân. Vì thế, nếu ai lỡ tay chặt một cây gỗ mang về dựng nhà, thì nhà sẽ bị hoả hoạn hoặc ốm đau. Ai vào rừng săn bắt chim thú, sẽ bị thần rừng giữ lại, khiến đôi mắt mờ đi và chân cứ quanh quẩn mãi trong rừng mà không thể tìm được lối ra.
Trải qua một thời gian dài, truyền thuyết về mối tình loạn luân được truyền từ đời ông bà tổ tiên đến các thế hệ con cháu đồng bào Ê Đê ở buôn Mắp. Cứ đời trước kể cho đời sau nghe, mỗi đời đều có thêm những tình tiết mới mẻ, thậm chí là "dị bản", nhưng đều mang nội dung hướng về một niềm tin tươi đẹp đến với cuộc sống của người dân trong buôn.
Ngày xửa ngày xưa. Ở một vùng đất xa xôi hẻo lánh, nơi chỉ toàn hoa lá, cỏ cây và muông thú. Nơi mà đồng bào Ê Đê sinh sống vẫn chưa có cái tên là buôn Ea Mắp như ngày nay. Trong làng có một đôi trai gái cùng dòng họ yêu nhau nồng cháy. Chàng trai tên Y Dhin có sức khỏe như một mãnh sư trong rừng.
Chàng Y Dhin thật thà tốt bụng lại chịu khó làm lụng, mỗi ngày đều lên rừng săn bắt kiếm củi nên người trong buôn đều yêu mến chàng trai. Còn thiếu nữ tên H'lăm có vẻ đẹp như bông hoa trong rừng, tính nết thì hiền dịu, hay lam hay làm, có nghề may vá giỏi. Đôi trai tài, gái sắc đến với nhau bằng một tình yêu chân thành, thiết tha nhưng lại không được sự đồng tình của người trong buôn vì hai người có cùng dòng họ Nie.
Theo luật tục trong làng, trai gái lớn lên có quyền yêu nhau nhưng không được thành vợ chồng khi có chung một huyết thống. Nếu lấy nhau sẽ được xem là hành vi xúc phạm, báng bổ đến buôn làng và các vị thần tối cao. Như vậy sẽ bị trời đất và các vị thần trừng phạt khiến tất cả buôn đều phải sống trong nạn kiếp.
Như quy luật nghiệt ngã của cuộc sống, yêu nhau tha thiết mà không đến được với nhau, cả chàng và nàng đều đau khổ. Chàng Y Dhin quyết định bỏ buôn ra đi để có thể quên được nàng H'lăm. Ngày chia xa, nước mắt tuôn rơi tràn đầy khóe môi hai người.
Như quy luật nghiệt ngã của cuộc sống, yêu nhau tha thiết mà không đến được với nhau, cả chàng và nàng đều đau khổ. Chàng Y Dhin quyết định bỏ buôn ra đi để có thể quên được nàng H'lăm. Ngày chia xa, nước mắt tuôn rơi tràn đầy khóe môi hai người.
Như đôi chim "trống mái" sống mà không thể thiếu nhau. Chàng ra đi, nàng mòn mỏi ngóng trông. Vì không quên được hình bóng của người yêu, H'lăm ngày đêm sầu thảm. Nàng bỏ lên rừng và ngồi khóc suốt ngày đêm, nước mắt nàng cứ tuôn rơi để rồi tràn đầy mặt đất tạo thành những vùng sụt lún như là thung lũng trên đỉnh Chư'h Lăm ngày nay.
Cũng như nàng H'lăm. Khi xa người yêu, chàng Y Dhin đau khổ đến tột đỉnh. Vì quá thương H'lăm, chàng bèn quay về làng tìm người yêu để cùng nhau bỏ trốn đi nơi khác sinh sống. Nhưng khi về tới buôn thấy cảnh cũ thì còn đây mà bóng dáng nàng H'lăm đã khuất xa. Chàng tìm đến nơi H'lăm ngồi khóc và kêu la thảm thiết.
Cũng như nàng H'lăm. Khi xa người yêu, chàng Y Dhin đau khổ đến tột đỉnh. Vì quá thương H'lăm, chàng bèn quay về làng tìm người yêu để cùng nhau bỏ trốn đi nơi khác sinh sống. Nhưng khi về tới buôn thấy cảnh cũ thì còn đây mà bóng dáng nàng H'lăm đã khuất xa. Chàng tìm đến nơi H'lăm ngồi khóc và kêu la thảm thiết.
Nghe thấy tiếng nước chảy róc rách như tiếng khóc của người yêu, chàng ngỡ tưởng nàng H'lăm vẫn còn đâu đây. Chàng cảm động không cầm nổi nước mắt, Y Dhin đã quyết định gieo mình xuống vùng nước nơi chàng nghe tiếng khóc để tìm người yêu. Thế rồi, nơi gieo mình của chàng Y Dhin và nơi ngồi khóc của nàng H'lăm đã hình thành nên núi và hồ Chư'h Lăm linh thiêng.
Từ đó, hễ ai vào rừng đốn cây, săn bắt thú rừng đều bị trừng thần rừng trừng phạt hoặc ngã vật ra hoặc đôi chân như bị dính chặt, đôi mắt thì mờ đi và không tìm nổi đường ra khỏi rừng.
Từ đó, hễ ai vào rừng đốn cây, săn bắt thú rừng đều bị trừng thần rừng trừng phạt hoặc ngã vật ra hoặc đôi chân như bị dính chặt, đôi mắt thì mờ đi và không tìm nổi đường ra khỏi rừng.
Có nhiều dị bản khác nhau về mối tình loạn luân , mỗi câu chuyện đều mang một vẻ đẹp riêng nhưng nó đều ca ngợi tình yêu chung thủy, sắt son của đôi trai gái Ê Đê và truyền thuyết này có vai trò to lớn để bảo vệ rừng Chư'h Lăm.
Đem vấn đề này trao đổi với ông Y On, Phó chủ tịch xã Ea Pốk, huyện Cư M'gar, Tỉnh Đăk Lăk chúng tôi nhận được câu trả lời: "Việc rừng Chư'h Lăm được bảo vệ bằng truyền thuyết là có thật. Nhờ vào câu chuyện về mối tình loạn luân mà trải qua hàng trăm năm rừng nơi đây vẫn một màu xanh mà không một ai dám lên núi đốn cây, săn bắt thú rừng".
Ông cũng khẳng định: "Rừng Chư'h Lăm có một vai trò to lớn trong việc điều tiết khí hậu, bảo vệ mạch nước ngầm cho hơn 15.000 dân sinh sống tại thị trấn này. Chúng tôi cùng kiểm lâm đã kết hợp khéo léo với truyền thuyết trên để ra sức bảo vệ khu rừng. Thiết nghĩ, nếu như mọi cánh rừng trong cả nước đều được bảo vệ như Chư'h Lăm thì chính quyền ở các địa phương đều rất an tâm".
Nguồn: Mai Y Luyến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét